Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Chặng đường gian nan đi “tìm máu”

Mới 14 tháng tuổi, thiên thần nhỏ bé này đã trải qua 6 tháng đương đầu với bệnh ung thư máu và 3 đợt truyền hóa chất. Đúng vào những ngày Hà Nội giãn cách, đi lại khó khăn, xung quanh mắt con bỗng nhiên bầm tím, xuất huyết ở nhiều nơi trên cơ thể. Không có xe khách, bố mẹ con hoảng hốt gọi khắp nơi cũng không tìm được taxi đi Hà Nội. Mỗi giây phút trôi qua với bố mẹ con như ngồi trên đống lửa vì lo sợ con có thể xuất huyết não bất cứ lúc nào.

Sau một tuần nằm viện, những vết bầm tím, xuất huyết quanh mắt con mới tan dần

Trong lúc không biết nhờ cậy ở đâu, bố mẹ con gọi điện cầu cứu Phòng Công tác xã hội và được kết nối với nhóm “Xe yêu thương” vận chuyển người bệnh miễn phí. Ngay buổi tối hôm đó, chuyến xe yêu thương đã về tận Hải Hậu, Nam Định đón con vào Viện Huyết học – Truyền máu TW.

Lúc này, tiểu cầu của con đã giảm sâu. 7 ngày liên tục, ngày nào con cũng phải truyền máu và tiểu cầu, những vết bầm tím mới tan dần, thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

7 ngày nằm viện, ngày nào con cũng cần đến máu và tiểu cầu

Cũng trải qua chặng đường đi tìm máu gian nan không kém là cháu Cà Ngọc Tâm (sinh năm 2019 tại Điện Biên), điều trị tại Trung tâm Thalassemia của Viện. Từ khi mới 2 tuổi, con đã bắt đầu phải truyền máu và ra vào bệnh viện đều đặn mỗi tháng. Một tuần trước, con mệt lắm nhưng vì không bắt được xe khách về Hà Nội nên mẹ đành đưa con vào bệnh viện tỉnh.

Khi nhập viện, con đã thiếu máu nặng, huyết sắc tố chỉ còn 46 g/l. Con được truyền 1 đơn vị khối hồng cầu nhưng mới truyền được 1/3 bịch máu đã gặp phản ứng, bác sĩ phải xử trí hơn 1 tiếng đồng hồ mới đỡ. Con ngày một yếu hơn, mẹ con phải thuê xe cấp cứu hết 8 triệu đồng mới xuống được Hà Nội, để con được truyền máu.

Cùng bị bệnh tan máu bẩm sinh, hai anh em con không thể ở nhà để cơ thể dần suy kiệt vì tan máu. Nhưng vào thời điểm này ở Sơn La kho máu cũng cạn kiệt nên dù quãng đường đến viện gần 400 cây số, hai anh em vẫn phải vượt dịch đi “tìm máu”.

Nguồn máu dự trữ sụt giảm nghiêm trọng, nhưng người bệnh đã chấp nhận bao nguy hiểm trong dịch bệnh để đi viện lại đối mặt với nguy cơ không có máu! Dù mọi hoạt động của cuộc sống như đang ngừng lại trong giãn cách, nhưng đừng để sự sống người bệnh dừng lại chỉ vì thiếu người hiến máu.

Những hàng ghế hiến máu, hiến tiểu cầu trống trải khiến cả các y bác sĩ và người bệnh đều lo lắng

Trương Hằng, ảnh: Công Thắng, Trần Chiến

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan