Không có phản ứng sau khi tiêm vaccine COVID-19 có bất thường không?
Theo The New York Times, với bất kì loại thuốc nào, một số người gặp tác dụng phụ của thuốc và một số thì không. Vì thế, mọi người có những phản ứng khác nhau sau tiêm vaccine COVID-19 nhưng không liên quan đến việc tạo ra kháng thể bảo vệ hay không.
Nhiều người được tiêm vaccine COVID-19 đang gặp phải các phản ứng phụ ở dạng này hay dạng khác – một số bị sốt nhẹ, đau ở vị trí tiêm. Những người khác bị đau đầu, buồn nôn hoặc mệt mỏi.
Các chuyên gia y tế cho biết những phản ứng phụ này có thể xảy ra và cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động để chống lại virus. Ngược lại, những người không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào bày tỏ lo lắng, không biết hệ thống miễn dịch của họ có hoạt động bình thường hay không.
Tiến sĩ Chris Thompson – chuyên gia miễn dịch học, Phó giáo sư sinh học tại khoa Sinh học của Đại học Loyola, Maryland cho biết: “Ngay cả khi bạn không cảm thấy sốt, đau đầu sau khi tiêm vaccine, cơ thể bạn vẫn có phản ứng miễn dịch bảo vệ tốt cho cơ thể”.
Với bất kì loại thuốc nào, một số người gặp tác dụng phụ của thuốc và một số thì không. Vì thế, mọi người có những phản ứng khác nhau với vaccine COVID-19 nhưng không liên quan đến việc tạo ra kháng thể bảo vệ hay không.
Ví dụ, trong thử nghiệm với vaccine Pfizer, khoảng một nửa số người tham gia bị mệt mỏi. Các tác dụng phụ khác xảy ra ở ít nhất 25 đến 33% bệnh nhân, bao gồm đau đầu, ớn lạnh và đau cơ.
Điều đó có nghĩa là một nửa hoặc nhiều hơn những người tham gia không có những tác dụng phụ đó, nhưng hiệu quả tổng thể của vaccine này là 95%. Từ đó cho thấy rằng thiếu tác dụng phụ không có nghĩa là vaccine không hoạt động.
Theo khảo sát, những người lớn tuổi có xu hướng báo cáo ít tác dụng phụ hơn những người trẻ tuổi. Có thể là do hệ thống miễn dịch ở người lớn tuổi không mạnh bằng. Khi con người già đi, khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh suy yếu và phản ứng với vaccine cũng chậm lại. Nhưng trong các thử nghiệm vaccine Pfizer, những người lớn tuổi vẫn tạo ra đủ lượng kháng thể, cho thấy phản ứng miễn dịch mạnh mẽ sau khi tiêm vaccine.
Hệ thống miễn dịch của con người phản ứng theo những cách khác nhau, một số hình thành phản ứng vật lý lớn hơn với việc tiêm chủng.
Theo Tiến sĩ Chris Thompson, mọi người phản ứng khác nhau với vaccine có thể do những yếu tố như: sức khỏe, tuổi tác, giới tính, khả năng miễn dịch sẵn có, di truyền, dinh dưỡng, môi trường và việc sử dụng thuốc chống viêm. Ngoài ra, những người trước đó đã bị COVID-19 có xu hướng phản ứng mạnh hơn với vaccine.
Theo Báo Lao động
Bài viết liên quan
Ai được tiêm vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế
13 Tháng Tám, 2021Ngày 10 tháng 8 năm 2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3802/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Quyết…
Xét nghiệm chẩn đoán biến chứng huyết khối do tiêm vắc-xin COVID-19
18 Tháng Tám, 2021Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cũng như chương trình tiêm chủng vắc-xin được mở rộng trong cả nước thì việc chẩn đoán và điều trị kịp thời…
Lưu ý khi tiêm vắc xin COVID-19 với người bệnh hemophilia và rối loạn chảy máu
15 Tháng Ba, 2021Người bệnh hemophilia không có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn và làm cho bệnh nặng hơn vì vậy không phải là nhóm được ưu tiên tiêm vắc xin. Như…
Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19
27 Tháng Tư, 2021Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1966/QĐ-BYT ngày 22/4/2021 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin…
Người đang điều trị ung thư nên tiêm phòng COVID-19 thế nào?
06 Tháng Bảy, 2021Những người đang điều trị ung thư tích cực có nên tiêm phòng COVID-19 không? Đây là điều băn khoăn của nhiều người bệnh đang trong giai đoạn điều trị.…