Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Thiếu máu thiếu sắt kéo dài dẫn đến suy giảm nhận thức

Hiện nay, ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt vi các chất dinh dưỡng khác. Trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác như: hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức. Đặc biệt với trẻ em, thiếu máu thiếu sắt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tiếp thu của trẻ.

thiếu máu thiếu sắt

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì?

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu vì những nguyên nhân khác nhau. Đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em thiếu máu thiếu sắt thường chiếm tỷ lệ cao hơn. 

Thiếu máu do thiếu sắt không phải là một bệnh lý cấp tính. Nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh. Thiếu máu thiếu sắt kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là phụ nữ có thai. Do đó, cần nhận biết những dấu hiệu sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

Vai trò của sắt và nhu cầu sắt trong cơ thể

Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron…

Ở người bình thường, 90- 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra. Có 5 – 10% (1 – 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn. Quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.

Sắt là một nguyên tố vi lượng rất ít trong cơ thể, chiếm khoảng 0,004% và được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể.

Sắt tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các men.

BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW tư vấn về bệnh thiếu máu thiếu sắt

Triệu chứng của bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Các triệu chứng xảy ra khi bị thiếu máu do thiếu sắt:

  • Biểu hiện thường gặp nhất là mệt mỏi, ngoài ra còn có các dấu hiệu như khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.
  • Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu do thiếu máu, oxy lên não không đủ làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.
  • Đau ngực, khó thở: triệu chứng này trở nên nặng hơn khi gắng sức, hoạt động thể lực. Triệu chứng này có thể vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.
  • Tim đập nhanh: là một triệu chứng do thiếu sắt gây ra, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.

Phòng bệnh thiếu máu, thiếu sắt

  • Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai.
  • Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột. 
  • Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,… Kết hợp đa dạng các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.

thiếu máu thiếu sắt

  • Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.
  • Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt. Trong đó có nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể. Do đó, cần tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi. Thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
  • Xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những vấn đề bất thường của cơ thể.

ĐỊA ĐIỂM KHÁM – XÉT NGHIỆM:

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội):

Thời gian:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo Bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu)
  • Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu)

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:

  • Tổng đài bắt đầu hoạt động từ ngày 5/9/2022: 1900 96 96 70 (từ 7h00-17h00, từ thứ 2 – thứ 7)
  • Website: vienhuyethoc.vn/

Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch khám và chi phí dịch vụ y tế theo yêu cầu

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện:

Thời gian: Từ thứ 3 – Chủ nhật: 8h00 – 17h00.

  • Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Lưu ý: Thời gian nghỉ trưa từ 12h00 – 13h30.

Khoa Bệnh máu lành tính

Viện Huyết học – Truyền máu TW

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan