Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

25 năm nhìn lại công tác vận động hiến máu và những chuyện chưa kể

Có lẽ nhìn thấy sự thành công của công tác vận động hiến máu như ngày hôm nay, ít ai nghĩ được quá trình chuyển từ tư duy tự phát sang tự giác lại nhiều vất vả đến thế.

25-nam-nhin-lai-cong-tac-van-dong-hien-mau-va-nhung-chuyen-chua-ke
Hiến máu sau 25 năm nhìn lại đã có bước thay đổi lớn, người dân có cách tư duy mới về hiến máu cứu người. (Ảnh: Chí Hiếu)

Đưa người hiến máu đến điểm tiếp nhận bằng xe đạp 

Năm 2019 đánh đấu một dấu mốc quan trọng kỷ niệm 25 năm thành lập Hội thanh niên Vận động Hiến máu Hà Nội (24/1/1994- 24/1/2019), cho tới nay Hội đã có tới hàng nghìn thành viên tham gia và lan toả ở tất cả quận/ huyện cuả Thủ đô, phát huy vai trò tuổi trẻ xung kích tham gia nhiều cuộc vận động hiến máu lớn, cùng nhau hiến tới gần 500.000 đơn vị máu kịp thời hỗ trợ những người cần máu.

Đặc biệt hơn cả, Hội thanh niên Vận động Hiến máu Hà Nội từ lúc chỉ có 13 người bền bỉ hoạt động và phát triển, thay đổi việc đi hiến máu của người dân từ tự phát, trở thành tự giác. Nâng tỷ lệ người dân cả nước đi hiến máu từ chỉ gần 0,3% (90% là người bán máu) lên con số 1,5% dân số đi hiến máu.

Thế nhưng chỉ nhìn vào những con số thì ít ai biết được những thanh niên y khoa năm ấy thực hiện công tác tuyên truyền viên khó khăn đến thế nào, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Trần Ngọc Quế (Giám đốc Trung tâm Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW) là Phó chủ tịch Hội thanh niên Vận động Hiến máu Hà Nội trong những thời kỳ đầu thành lập cho biết: “Xuất phát từ thực trạng việc đáp ứng nhu cầu máu chỉ gần 0,3% dân số, trong khi phải cần tới 2% dân số hiến máu, khi đó có nhiều bệnh nhân tử vong vì không có máu truyền.

Từ đó GS.TS Đỗ Trung Phấn (Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu – Bệnh viện Bạch Mai) khi đó đã có một buổi tâm sự với một nhóm sinh viên y khoa, thầy nói các em cần làm đề tài về vận động người dân hiến máu bởi người dân bây giờ rất kỳ thị việc hiến máu. Cứ nghĩ đến hiến máu là nghĩ đến cho máu và người đến cho máu là xã hội kỳ thị”.

Khi đó trong nhóm sinh viên đã bắt đầu có các hành động mới chỉ mang tính tự phát khi vận động bạn bè hiến máu, nếu ai đồng ý thì chở đến Viện Huyết học và Truyền máu để hiến máu dù bất kỳ giờ nào.

Tuy nhiên khi Cậu lạc bộ Sinh viên hoạt động nhân đạo (nay là Hội thanh niên Vận động Hiến máu Hà Nội) mở rộng công tác tuyên truyền, tiến hành có những buổi vận động tại các trường đại học, tưởng như đã được đón nhận nhưng rồi tất cả lại phải ra về tay trắng.

25-nam-nhin-lai-cong-tac-van-dong-hien-mau-va-nhung-chuyen-chua-ke
Bác sĩ Trần Ngọc Quế là 1 trong 13 sinh viên y khoa đặt nền móng cho sự phát triển của Hội thanh niên Vận động Hiến máu Hà Nội. (Ảnh: Chí Hiếu)

Bác sĩ Trần Ngọc Quế kể: “Thời kỳ đó những năm 1993- 1994 khi vận động những trường học các thầy cô còn nói, “sinh viên đang nghèo, đói làm sao cho máu được, làm gì có máu mà cho”, chính vì thế phải tích cực vận động từng cá nhân, lồng ghép vào cả những buổi nói chuyện về vấn đề HIV/AIDS ở các trường đại học cùng thời gian vận động hiến máu, kêu gọi mọi người tham gia câu lạc bộ hiến máu từ đó để họ yêu thích và hiến máu”.

Việc xã hội còn đang có một rào cản lớn về hiến máu khiến không ít lần việc lấy máu từ người hiến lại chẳng được như kỳ vọng, có những trường đại học hồi đó đã đồng ý tham gia hiến máu, nhưng khi thực hiện hiến các thầy cô lại tưởng chỉ lấy cho đi vài mililit máu và rồi cũng không thể lấy được một đơn vị nào, một trường tại tỉnh Ninh Bình có tới 700 người đăng ký và rồi khi tổ chức tiếp nhận máu hiến lại không ai đến hiến, những trường lấy nhiều thì chỉ được 11 đơn vị máu

Không chỉ khó khăn trong tư tưởng của người dân về hiến máu tình nguyện mà việc tiếp nhận máu vẫn còn vô cùng hạn chế, toàn thành phố Hà Nội chỉ có tại Viện huyết học Truyền máu TW còn những điểm khác khi hiến máu đều được các thành viên hội máu đèo xe đạp đến điểm hiến, có những nơi đoàn xe đạp phải đi tới vài chục cây số để vận động người dân đi hiến.

“Tôi còn nhớ, đa phần chỉ có sinh viên y khoa mới có xe đạp, câu lạc bộ của chúng tôi thành lập cả đoàn xe đi xa để tổ chức các buổi vận động người dân tham gia hiến máu, việc sử dụng xe đạp thường xuyên xảy ra hỏng hóc trên đường khiến không ít lần phải bỏ xe lại cho một người trông rồi chạy bộ để đến điểm vận động cho kịp giờ.

Có những lần một bạn trẻ hiến máu xong thì một lúc sau bị mẹ phát hiện đến mắng chúng tôi, cầm cành cây đuổi chúng tôi chỉ vì không cho con hiến máu”, bác sĩ Trần Ngọc Quế chia sẻ lại những chuyện khóc cười trong ngày đầu thành lập.

Khó khăn để rồi vững bước vươn lên

Sau 1 năm từ khi nhóm sinh viên y khoa năm đấy thực hiện đề tài “vận động người dân hiến máu” đến ngày 24/1/1994 Viện huyết học- Truyền máu (BV Bạch Mai), Đại sứ quán Úc, Đại sứ quán Pháp cùng nhiều đơn vị khác đã cùng nhau mở cuộc hiến máu đầu tiên, đúng buổi đó các sinh viên y khoa tập trung để hiến máu trong lần kêu gọi đầu tiên.

Trong ngày hôm đó rất nhiều sinh viên, giáo viên ngành y tham gia hiến máu, lần tổ chức hiến máu đầu tiên Viện Huyết học- Truyền máu đã tiếp nhận được 48 đơn vị máu.

Dần dần sau đó chương trình hiến máu được lan rộng trong các trường y tế từ Đại học Y rồi đến trường Trung Cấp Y tế Bạch Mai, Học viện Quân Y… lần lượt tham gia hiến máu và dần mở rộng sang nhiều điểm trường khác.

25-nam-nhin-lai-cong-tac-van-dong-hien-mau-va-nhung-chuyen-chua-ke
Những sinh viên, thanh niên tình nguyện có vai trò nòng cốt trong công tác hiến máu và vận động hiến máu. (Ảnh Chí Hiếu)

Gần một năm sau đó, lần đầu tiên có buổi hiến máu lưu động tại Hà Nội, bác sĩ Quế kể: “Tôi còn nhớ buổi hiến máu ngoài viện là ngày 18/12/1994 có hội trại kỉ niệm 50 năm thành lập QĐND Việt Nam có 50 trại dành cho các sinh viên Hà Nội tham dự thì chúng tôi là trại thứ 51, cả ngày hôm đó chúng tôi kêu gọi được 5 đơn vị máu.

Nhìn lại 25 năm thành lập và phát triển Hội Sinh viên Hiến máu Hà Nội ban đầu chỉ là tự phát của những người làm y tế đến đông đảo mọi người đón nhận và dần trở thành việc tự giác dần lan tỏa ra cả nước và thành lập Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện Quốc gia.

Từ người dân coi việc hiến máu là việc không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe thì nay mọi người đón nhận và không còn lo lắng vì ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều khi không cần kỳ cuộc mà chỉ cần kêu gọi là mọi người tham gia hiến máu.

Đến nay, phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo thương hiệu, thành ngày hội lớn. Có thể kể đến đó là việc xác lập kỷ lục về lượng máu tiếp nhận trong 1 sự kiện tại Lễ hội Xuân Hồng, xếp hình Giọt Máu với số người tham gia lớn nhất, Hành trình Đỏ vận động hiến máu xuyên Việt, Chủ nhật Đỏ hiến máu dịp Tết Nguyên đán; tổ chức các ngày hội hiến máu với hàng ngàn đơn vị máu mỗi ngày như: Trái Tim Tình Nguyện, Giọt Hồng Tri Ân, Youthday…

TS Bạch Quốc Khánh (Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương) nhấn mạnh, các mô hình trên hầu hết được sáng tạo và tổ chức thành công tại Thủ đô Hà Nội và được nhân rộng thực hiện tốt ở nhiều nơi trên cả nước.

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan