Hội thảo trực tuyến: Cập nhật kiến thức về Thalassemia trong khu vực Đông Nam Á – ASEAN
Ngày 15/9/2021, Viện Huyết học – Truyền máu TW phối hợp với Trung tâm Đào tạo Thalassemia Châu Á tổ chức hội thảo trực tuyến cập nhật kiến thức chẩn đoán lâm sàng về bệnh Thalassemia năm 2021.
Hội đồng báo cáo của hội thảo gồm các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực Thalassemia đến từ Trung tâm đào tạo Thalassemia, Đại học Y tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; Trung tâm Nghiên cứu Thalassemia, Thái Lan và Viện Huyết học – Truyền máu TW. Nội dung hội thảo sẽ đề cập đến các vấn đề rất đáng quan tâm trong lĩnh vực Thalassemia như: Những nghiên cứu và kiến thức mới nhất về chẩn đoán Thalassemia trong phòng thí nghiệm; Cập nhật tình hình bệnh Thalassemia và Liệu pháp gen trong công tác điều trị Thalassemia.
Hội thảo sẽ được tổ chức trực tuyến qua ứng dụng Zoom với chương trình chi tiết như sau:
TT | Nội dung | Chủ trì/ thực hiện |
1 | Khai mạc hội thảo | TS.BS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW |
2 | Cập nhật chẩn đoán lâm sàng về bệnh Thalassemia trong phòng xét nghiệm | TS.BS. Chen Ping, Giám đốc BV thuộc Đại học y tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc |
3 | Tỷ lệ bệnh Thalassemia phổ biến của các nhóm dân tộc thiểu số sống ở khu vực biên giới, tổng quan về bệnh Thalassemia tại Việt Nam; Sự thật của Việt Nam | TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu TW |
4 | Giải pháp gene trong công tác điều trị bệnh Thalassemia | GS. Suthat Fuchareon, Nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh Thalassemia, Đại học Mahidol, Thái Lan |
5 | Thảo luận | Hội đồng |
6 | Chia sẻ trường hợp lâm sàng về bệnh Thalassemia | Bác sĩ tham dự |
7 | Tổng kết hội thảo | TS.BS. Bạch Quốc Khánh |
Link Hội nghị:
https://us06web.zoom.us/meeting/register/tZUlduGqrD8tG9METEtW5vFJPUq8kqb-oEzE
Theo báo cáo của Liên đoàn Thalassemia Thế giới năm 2012 (TIF – Thalassemia International Federation), có khoảng 7% dân số trên thế giới mang gen bệnh huyết sắc tố và thalassemia.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organisation), bệnh huyết sắc tố (HST) ảnh hưởng tới 71% số nước trên thế giới; khoảng 7% phụ nữ có thai mang gen bệnh huyết sắc tố và khoảng 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị mang gen bệnh. Mỗi năm có khoảng 60.000 – 70.000 trẻ em sinh ra bị bệnh thalassemia mức độ nặng. Bệnh tập trung nhiều ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh thalassemia và có trên 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Thalassemia đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, gây ra hệ lụy cho đời sống của người bệnh và cộng đồng. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh được khi chúng ta có hiểu biết đầy đủ về bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh. |
Trương Hằng (tổng hợp)
Bài viết liên quan
Tập huấn trực tuyến: Chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh rối loạn đông cầm máu
13 Tháng Chín, 2021Trong thời gian qua, người bệnh Hemophilia nói riêng và người bệnh rối loạn đông máu nói chung ở các tỉnh thành đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc…
Tan máu bẩm sinh (thalassemia) là gì và điều trị như thế nào?
28 Tháng Tư, 2021Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm…
Chẩn đoán trước sinh thalassemia (tan máu bẩm sinh) được tiến hành như thế nào?
04 Tháng Năm, 2021Hiện nay, tại Việt Nam, có 2 phương pháp chẩn đoán trước sinh thalassemia (tan máu bẩm sinh) là chẩn đoán trước sinh thai nhi và chẩn đoán trước chuyển…
Hướng dẫn xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh (thalassemia)
26 Tháng Chín, 2022Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) cao trên thế giới với khoảng 12 triệu người mang gen…
Những ưu điểm khi xét nghiệm máu tại điểm hiến máu cố định
30 Tháng Sáu, 2021Ai cũng hiểu rằng cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên chúng ta lại rất ngại đến bệnh viện vì sợ mất thời gian. Nếu như…