Hiến máu cứu người – Hành Bồ Tát đạo là đại duyên để thể hiện lòng từ bi
Suốt chặng đường phát triển 40 năm (7/11/1981 – 7/11/2021), Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng, ni, phật tử trong nước và nước ngoài đã kế thừa lịch sử hàng ngàn năm của Phật giáo Việt Nam, có nhiều hoạt động Phật sự ích đạo, lợi đời, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong tổng số gần 55.000 tăng, ni, hơn 50 triệu phật tử, đã hàng ngàn người tham gia hiến máu cứu người như lời đức Phật răn dạy. Cứu người là một hành động thiêng liêng đáng quý hơn mọi hành động.
Trong Phật giáo, hành động cao cả này là một trong những hạnh Bố thí, mà tiêu biểu là bố thí nội tài. Bố thí nội tài là tặng biếu thân mạng, lục phủ ngũ tạng và các chi phần cơ thể cho người khác như xông vào lửa, nhảy xuống nước để cứu người. Hoặc tặng những giọt máu đang chảy trong huyết quản của mình để cứu lấy những mạng sống đang bị đe dọa bởi thiếu máu.
Việc hiến máu là đại duyên để thể hiện lòng từ bi, hàm chứa cả ý nghĩa tự lợi và lợi tha, giúp chúng ta trưởng dưỡng Bồ đề tâm trên lộ trình giác ngộ và giải thoát. Với ý nghĩa đó, nhiều năm nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vận động tăng, ni, Phật tử trong cả nước tích cực tham gia hiến máu.
Video liên quan
-
Hành trình đi tìm “máu chọn”
24/11/2024 -
Bản tin Viện Máu ngày 20/11/2024
21/11/2024 -
Bản tin Viện Máu ngày 12/11/2024
12/11/2024 -
DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN BỆNH MÁU
11/11/2024