Rối loạn chảy máu ở phụ nữ và trẻ em gái cần được chẩn đoán và chăm sóc đầy đủ
Nhân kỷ niệm Ngày Hemophilia Thế giới 17/4, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã phối hợp với Hội Rối loạn đông máu Việt Nam tổ chức chương trình đào tạo, tư vấn cho người bệnh, người nhà người bệnh.
Hơn 150 người bệnh, người nhà người bệnh tham dự hội thảo.
Phát biểu tại ngày hội, TS.BS. Nguyễn Thị Mai, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Rối loạn đông máu Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu TW giới thiệu về thông điệp Ngày Hemophilia Thế giới năm 2025.
Theo TS. Mai, rối loạn chảy máu ở nam giới đã nhận được sự quan tâm sâu sắc từ cộng đồng. Tuy nhiên, trước đây vấn đề này ở phụ nữ chưa được đề cập đến nhiều, vẫn còn nhiều phụ nữ chưa được chẩn đoán và điều trị. Chính vì vậy, chủ đề của Ngày Hemophilia Thế giới năm nay là “Tiếp cận cho tất cả: Phụ nữ và trẻ em gái cũng bị chảy máu”.
Thông điệp đưa ra nhằm hướng đến cộng đồng toàn cầu về các rối loạn chảy máu có quyền và trách nhiệm thay đổi điều này. Thông qua việc nhận thức, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc, chất lượng cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái sẽ được cải thiện, và cộng đồng các rối loạn chảy máu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
TS.BS. Nguyễn Thị Mai báo cáo về chăm sóc hemophilia, trong đó đề cập chi tiết các triệu chứng chảy máu ở phụ nữ.
Ngoài các triệu chứng chảy máu giống như ở nam giới như: xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu lâu cầm khi bị đứt tay, phẫu thuật…, phụ nữ bị rối loạn chảy máu thường có thêm các dấu hiệu khác như: Cường kinh; hay bầm tím; thiếu máu; chảy máu sau khi quan hệ tình dục; chảy máu cam; chảy máu kéo dài từ vết đứt tay, đứt chân; chảy máu kéo dài sau can thiệp nha khoa; tiền sử chảy máu khớp hoặc cơ tự nhiên; đi ngoài phân lẫn máu.
“Hôm nay, chúng ta gióng lên hồi chuông để nhấn mạnh rằng những người phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt những người trong độ tuổi dậy thì cũng có thể bị chảy máu bất thường và cần phải đi khám”, TS. Mai bày tỏ.
TS. Mai cho biết: Phụ nữ cũng bị chảy máu và cần được chăm sóc bởi nhóm cán bộ y tế đa chuyên ngành; cần có sự phối hợp nhiều nguồn lực trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Người bệnh cần duy trì thói quen tập luyện, ăn uống lành mạnh, kiểm soát tốt cân nặng và tiếp tục nâng cao kiến thức.
ThS.BS. Phạm Thị Duyên, Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương nói về vai trò của phục hồi chức năng trong điều trị hemophilia.
TS.BS. Nguyễn Thị Mai cùng các bác sĩ cổ vũ mọi người tập phục hồi chức năng.
TS.BS. Nguyễn Hoàng Nam, Uỷ viên BCH Hội Rối loạn đông máu Việt Nam, Phó trưởng khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương giải đáp thắc mắc của người nhà người bệnh.
Ban tổ chức trao thư cảm ơn cho các đơn vị tài trợ, nghệ sĩ đồng hành cùng chương trình.
Các nghệ sĩ cống hiến màn trình diễn âm nhạc đầy cảm hứng cho khán giả.
Đơn vị tài trợ trao quà cho người bệnh.
Ban tổ chức thay mặt các đơn vị tài trợ tặng quà cho người bệnh.
Các bác sĩ, điều dưỡng, nhà tài trợ và người bệnh chụp ảnh lưu niệm.
Hải Yến – Ảnh: Gia Thắng
Bài viết liên quan
Người phụ nữ trải qua gần 10 lần phẫu thuật do một rối loạn đông máu hiếm gặp
17 Tháng Tư, 2025Vì không biết mình bị một căn bệnh rối loạn đông máu hiếm gặp (thiếu yếu tố X), chị Trần Minh T. đã trải qua giây phút cận kề cửa…
Bệnh von Willebrand là gì và điều trị như thế nào?
16 Tháng Tư, 2025Bệnh von Willebrand là gì và tại sao lại mắc bệnh? Bệnh von Willebrand (vôn-guyn-lơ-bờ-răng) là một rối loạn chảy máu di truyền hay gặp nhất do thiếu hụt hoặc bất…