Ai được tiêm vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế
Ngày 10 tháng 8 năm 2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3802/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Quyết định này thay thế cho quyết định đã ban hành trước đó là quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 và Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 15/7/2021.
Trong hướng dẫn mới nhất này, Bộ Y tế đã điều chỉnh các trường hợp được tiêm và cần thận trọng hay trì hoãn tiêm chủng; như vậy sẽ tạo điều kiện cho nhiều người dân có cơ hội được tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Các trường hợp trên 65 tuổi, có bệnh nền, bệnh mạn tính, có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác… vẫn cần được khám sàng lọc kỹ, nhưng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế không yêu cầu phải tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
1. Các trường hợp đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19
Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin.
2. Các trường hợp cần thận trọng tiêm vắc xin COVID-19
Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng:
- Có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Có bệnh nền, bệnh mạn tính.
- Mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần. Bác sĩ cần giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai >13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai và đang cho con bú: chống chỉ định với vắc xin Sputnik V.
- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ < 35,5°C và > 37,5°C, mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế), nhịp thở > 25 lần/phút.
3. Các trường hợp trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19
- Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
- Đang mắc bệnh cấp tính.
- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
4. Các trường hợp chống chỉ định tiêm
- Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước).
- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Thảo Nguyên (tổng hợp), ảnh: Công Thắng, TTX
Bài viết liên quan
Chuyên gia khuyến cáo người đã tiêm vắc xin COVID-19 vẫn phải tuân thủ 5K
03 Tháng Sáu, 2021Có 2 lý do mà TS. Phạm Quang Thái, trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khuyến cáo người đã được tiêm vắc…
Khuyến cáo dành cho người đi tiêm vắc xin phòng COVID-19
10 Tháng Năm, 2021Tính đến 16 giờ ngày 09/5/2021, cả nước tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 được 851.513/917.600 liều vắc xin phân bổ, đạt tỷ lệ 93%. Đối…
Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19
27 Tháng Tư, 2021Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1966/QĐ-BYT ngày 22/4/2021 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin…
Lưu ý khi tiêm vắc xin COVID-19 với người bệnh hemophilia và rối loạn chảy máu
15 Tháng Ba, 2021Người bệnh hemophilia không có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn và làm cho bệnh nặng hơn vì vậy không phải là nhóm được ưu tiên tiêm vắc xin. Như…