Các bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc Covid-19
Ngày 01/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5525/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị”. Tại Phụ lục 1 của Hướng dẫn này đã nêu rõ các bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc Covid-19:
- Đái tháo đường
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác
- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)
- Bệnh thận mạn tính
- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
- Béo phì, thừa cân
- Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)
- Bệnh lý mạch máu não
- Hội chứng Down
- HIV/AIDS
- Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- Bệnh hen suyễn
- Tăng huyết áp
- Thiếu hụt miễn dịch
- Bệnh gan
- Rối loạn sử dụng chất gây nghiện
- Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác
- Các loại bệnh hệ thống
- Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.
Có thể thấy, phần lớn người bị bệnh máu thuộc nhóm bệnh nền có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc Covid-19. Do vậy, khách đến Viện, người bệnh, người nhà người bệnh (NNNB) cần tuân thủ tuyệt đối các quy định sau để bảo vệ chính mình và người bệnh khác:
- Khai báo y tế chính xác, trung thực. Người bệnh/NNNB cần thông báo ngay với nhân viên y tế nếu có bất kỳ nguy cơ nhiễm Covid-19 nào trong vòng 14 ngày gần đây như: Có các biểu hiện nhiễm Covid-19 (ho, sốt, khó thở, mất vị giác…); Tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm Covid-19; Sinh sống, làm việc hoặc đã đến các khu vực cách ly, phong tỏa, các địa điểm có người bị Covid-19…
- Người bệnh/NNNB thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế về việc phân luồng theo vùng dịch tễ/ lâm sàng. Người bệnh/ NNNB không thuộc vùng dịch tễ/ lâm sàng sẽ thực hiện khai báo y tế tại khu vực cổng số 1. Người bệnh/NNNB thuộc vùng dịch tễ/ lâm sàng khám tại khu vực khám sàng lọc cổng số 2 (B).
- Tuân thủ chặt chẽ 5K, người bệnh/NNNB luôn chú ý giữ khoảng cách, không tiếp xúc, giao lưu với người ở phòng bệnh khác và chỉ đi lại khi thực sự cần thiết.
- Nếu người bệnh có thể tự chăm sóc, người nhà sẽ không ở lại bệnh viện. Hạn chế tối đa thay đổi người chăm sóc, khi đổi người chăm sóc cần thực hiện theo quy định tại khoa điều trị.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người bị Covid-19 được phân loại theo 4 nhóm nguy cơ: Nguy cơ thấp (màu xanh), Nguy cơ trung bình (màu vàng), Nguy cơ cao (màu cam), Nguy cơ rất cao (màu đỏ) và định hướng xử trí, cách ly, điều trị phù hợp với từng nhóm.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng hướng dẫn cụ thể các dấu hiệu nhận biết người nhiễm Sars-CoV-2 như sau:
- Ho
- Sốt (trên 37,5 độ C)
- Đau đầu
- Đau họng, rát họng
- Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
- Khó thở
- Đau ngực, tức ngực
- Đau mỏi người, đau cơ
- Mất vị giác
- Mất khứu giác
- Đau bụng, buồn nôn
- Tiêu chảy
Các dấu hiệu của người bị Covid-19 trong tình trạng cấp cứu:
- Rối loạn ý thức
- Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2< 94%
- Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút
- Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg
- Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.
Trương Hằng (tổng hợp)
Bài viết liên quan
Lưu ý khi tiêm vắc xin Covid-19 với người bị bệnh máu
25 Tháng Mười, 2021Khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và chương trình tiêm vắc xin đang được triển khai rộng rãi, người bệnh máu nói chung và ung thư máu nói riêng có rất…
Tư vấn trực tuyến: Điều trị ung thư máu trong dịch COVID-19
30 Tháng Chín, 2021Trong gần 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, đại dịch…
Xét nghiệm chẩn đoán biến chứng huyết khối do tiêm vắc-xin COVID-19
18 Tháng Tám, 2021Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cũng như chương trình tiêm chủng vắc-xin được mở rộng trong cả nước thì việc chẩn đoán và điều trị kịp thời…
Những ưu điểm khi xét nghiệm máu tại điểm hiến máu cố định
30 Tháng Sáu, 2021Ai cũng hiểu rằng cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên chúng ta lại rất ngại đến bệnh viện vì sợ mất thời gian. Nếu như…