Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Chương trình gặp mặt, tư vấn cho người bệnh hemophilia

Nhằm trao đổi thông tin và cung cấp kiến thức về bệnh hemophilia, từng bước nâng cao chất lượng sống của người bệnh, Viện Huyết học – Truyền máu TW đã tổ chức gặp mặt, tư vấn cho người bệnh hemophilia. Đây là chương trình thuộc hoạt động đảm bảo máu an toàn của Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 2024 đã được Bộ Y tế phê duyệt ngày 15/5/2024. Chương trình gồm 5 lớp được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9/2024.

Tham dự chương trình có TS.BS. Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, các cán bộ, điều dưỡng của Trung tâm và người bệnh, người nhà người bệnh

Chương trình tư vấn đầu tiên tổ chức vào cuối tháng 7 tập trung vào các nội dung: Tình hình chăm sóc hemophilia tại Việt Nam, cập nhật các điểm mới trong hướng dẫn chẩn đoán, quản lý, điều trị hemophilia năm 2024 và hướng dẫn chăm sóc người bệnh hemophilia tại cơ sở y tế.

TS.BS. Nguyễn Thị Mai cập nhật chi tiết các điểm mới trong hướng dẫn chẩn đoán, quản lý, điều trị hemophilia năm 2024

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh hemophilia được ban hành theo Quyết định số 472/QĐ-BYT ngày 29/2/2024 với nhiều điểm mới có thể đem lại những bước đột phá trong điều trị hemophilia tại Việt Nam. Ban lãnh đạo Viện Huyết học – Truyền máu TW, Trung tâm Hemophilia và nhiều đơn vị có liên quan đã dành nhiều thời gian, tâm huyết trong suốt 6 năm qua để biên soạn, đề xuất các nội dung trong hướng dẫn và trình Bộ Y tế phê duyệt. Việc hướng dẫn điều trị hemophilia mới được phê duyệt là tiền đề quan trọng để điều trị chảy máu sớm tại y tế cơ sở cho người bệnh hemophilia được triển khai trong tương lai.

Bên cạnh đó, điều dưỡng Nguyễn Thị Dung đã hướng dẫn chi tiết các bước chăm sóc người bệnh hemophilia tại y tế cơ sở. Các nội dung hướng dẫn  bao gồm:

  • Hướng dẫn các bước giảm đau, các biện pháp chăm sóc ven, phục hồi chức năng;
  • Nhận biết các dấu hiệu chảy máu sớm và cách xử trí với từng loại chảy máu;
  • Cách vận chuyển và bảo quản thuốc;
  • Quy trình tiêm yếu tố đông máu và xử lý rác thải sau tiêm;
  • Phát hiện và xử trí bất thường sau tiêm;
  • Quy trình quản lý người bệnh tại y tế cơ sở…

Đây là những kiến thức rất cần thiết và hữu ích giúp người bệnh hemophilia hiểu hơn về bệnh của mình, nắm chắc các biện pháp tự chăm sóc, tập phục hồi chức năng sau chảy máu nhằm hạn chế các tổn thương cơ, khớp. Khi người bệnh hiểu rõ về bệnh của mình và tuân thủ điều trị, phối hợp tốt với cán bộ y tế sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị và chất lượng cuộc sống của chính mình.

Tin: Trương Hằng, ảnh: Trần Chiến

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan