Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Có nên gập tay sau khi hiến máu?

Gập tay sau khi lấy máu xét nghiệm hoặc ngay sau khi hiến máu là phản xạ thường gặp của nhiều người. Điều này có đúng hay không và tại sao lại như vậy?

Thực tế việc gập tay ngay sau khi lấy máu xét nghiệm hoặc sau khi hiến máu có thể làm tăng nguy cơ vỡ ven. Từ đó dễ dẫn đến bầm tím, đau nhức; ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe và gây ra sự hoang mang, lo lắng cho người hiến máu.

Các bác sĩ khuyến cáo sau khi hiến máu cần lưu ý:

  • Nên duỗi thẳng tay, hơi nâng cao cánh tay trong 15 phút.
  • Giữ chặt bông tại vị trí lấy máu trong khoảng 3 phút sau lấy máu xét nghiệm và khoảng 10 phút sau hiến máu.
  • Nếu xuất hiện chảy máu từ vết băng cầm máu:
    • Nâng cánh tay lên và ấn nhẹ vào vết bông.
    • Ngồi xuống ghế và thông báo cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.
  • Băng cầm máu cần được giữ khoảng 4 – 6 tiếng. Trong một số trường hợp ít gặp, nếu sau khi tháo băng, vẫn có máu tươi chảy ra, hãy ấn nhẹ tay vào vị trí bông băng, nâng cao cánh tay 3-5 phút. Sau đó băng lại, giữ băng thêm 6 giờ nữa.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng bầm tím tay sau hiến máu, quý vị cần:

  • Mặc áo có tay áo rộng rãi khi hiến máu.
  • Hạn chế vận động mạnh với cánh tay lấy máu, như: khuân vác, tập gym … trong vòng 2 ngày sau hiến máu.

Nếu sau hiến máu, quý vị thấy có hiện tượng bầm, tím, sưng, đau ở vị trí lấy máu:

  • Đừng quá lo lắng với các hiện tượng trên.
  • Trong ngày đầu: chườm lạnh lên vị trí bị bầm tím (không được để đá trực tiếp lên bề mặt da, có thể bọc đá lạnh trong khăn hoặc vải).
  • Sau 1 ngày: chuyển sang chườm ấm (chườm 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút).
  • Liên hệ với Tổng đài Hiến máu 0976990066 của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (trong giờ hành chính) để được tư vấn, hướng dẫn cách xử trí kịp thời.

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan