Đẩy mạnh đào tạo trực tuyến trong dịch Covid-19
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động tập trung đông người bị hạn chế, Viện Huyết học – Truyền máu TW đã đẩy mạnh các hoạt động đào tào trực tuyến nhằm cập nhật kiến thức, nâng cao chất lượng của chuyên khoa Huyết học – Truyền máu trên toàn quốc.
Trong đầu tháng 8, tại Viện đã diễn ra 2 chương trình tập huấn trực tuyến về “Hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và quản lý bệnh Thalassemia” và “Quản lý bệnh nhân Hemophilia có chất ức chế”. Thông qua các hoạt động này, Viện Huyết học – Truyền máu TW mong muốn dù dịch bệnh đang lan rộng khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn nhưng người bệnh vẫn được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại địa phương.
Chương trình tập huấn trực tuyến “Hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và quản lý bệnh Thalassemia” được tổ chức trong 3 ngày: ngày 6, 10 và 13/8/2021. Đây là hoạt động thuộc Đề án khám, chữa bệnh từ xa năm 2021 của Viện được Bộ Y tế phê duyệt. Tham gia tập huấn có các bác sĩ khoa Huyết học lâm sàng, Nhi, Nội của các bệnh viện, Trung tâm Huyết học – Truyền máu trên cả nước.
Chương trình tập huấn kéo dài trong 3 ngày với nhiều nội dung phong phú:
Ngày 06/8/2021 (thứ sáu): Tổng quan về thalassemia – Báo cáo viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu TW;
Ngày 10/8/2021 (thứ ba):
- Tập huấn về điều trị bệnh thalassemia – Báo cáo viên: ThS. Đặng Thị Vân Hồng, Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu TW;
- Điều trị cắt lách: chỉ định, theo dõi và điều trị biến chứng sau cắt lách – Báo cáo viên: ThS. Nguyễn Thị Chi; Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu TW;
Ngày 13/8/2021 (thứ sáu): Cơ chế di truyền bệnh Thalassemia, phòng bệnh thalassemia – Báo cáo viên: BSCKII. Vũ Hải Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu TW;
Trước đó, ngày 5/8/2021, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã phối hợp với Công ty Takeda tổ chức Hội nghị khoa học trực tuyến về “Quản lý bệnh nhân Hemophilia có chất ức chế”.
Sự xuất hiện chất ức chế là một thách thức lớn trong quản lý và điều trị bệnh Hemophilia; liên quan đến việc gia tăng các biến chứng, tỷ lệ tử vong cũng như mức độ phức tạp trong quá trình điều trị chảy máu; tạo ra gánh nặng cho người bệnh, gia đình và nhân viên y tế. Hội nghị được tổ chức với sự tham gia của các bác sĩ, nhân viên y tế chuyên ngành Huyết học trên toàn quốc nhằm mục đích nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị trên đối tượng bệnh nhân Hemophilia có chất ức chế.
TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chủ trì Hội nghị
Chương trình Hội thảo gồm 2 nội dung chính:
- Chẩn đoán và quản lý bệnh nhân Hemophilia có chất ức chế – Báo cáo viên: TS. Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu TW.
- Ca lâm sàng bệnh Hemophilia có chất ức chế và nghiên cứu trên đời thực – Báo cáo viên: ThS. Hoàng Thị Thúy Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền máu khu vực, Phó trưởng khoa Huyết học Lâm sàng – Bệnh Viện Chợ Rẫy
TS. Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia và các học viên tham dự trực tiếp lớp tập huấn tại Viện
Tin: Trương Hằng, Ảnh: Gia Thắng
Bài viết liên quan
Quá trình nghiên cứu công phu để tìm ra “bức tranh dịch tễ” bệnh thalassemia tại Việt Nam
22 Tháng Một, 2021Vừa qua, Hội đồng Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Viện Huyết học – Truyền máu TW do PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh là Chủ…
Hội nghị Tổng kết Dự án Bệnh viện vệ tinh năm 2020
13 Tháng Một, 2021Ngày 12/01/2021, tại Viện Huyết học – Truyền máu TW đã diễn ra Hội nghị Tổng kết Dự án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành Huyết học – Truyền máu…
Bệnh máu khó đông (Hemophilia) là gì và cách điều trị
12 Tháng Tư, 2021Bệnh máu khó đông hay còn gọi là hemophilia là một bệnh chảy máu di truyền gây ra do giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố đông máu. Đặc…
Tan máu bẩm sinh (thalassemia) là gì và điều trị như thế nào?
28 Tháng Tư, 2021Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm…
Hướng dẫn xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh (thalassemia)
26 Tháng Chín, 2022Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) cao trên thế giới với khoảng 12 triệu người mang gen…
Chẩn đoán trước sinh thalassemia (tan máu bẩm sinh) được tiến hành như thế nào?
04 Tháng Năm, 2021Hiện nay, tại Việt Nam, có 2 phương pháp chẩn đoán trước sinh thalassemia (tan máu bẩm sinh) là chẩn đoán trước sinh thai nhi và chẩn đoán trước chuyển…