Hiến máu có làm giảm hiệu quả của vắc xin COVID-19?
Các nghiên cứu hiện có chưa cho thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc hiến máu có thể làm giảm hiệu quả của tiêm bất cứ loại vắc xin nào bao gồm vắc xin phòng chống COVID-19 đối với cơ thể người được tiêm phòng, cũng như việc được truyền máu từ người đã được tiêm vắc xin COVID không nhận thấy có ảnh hưởng bất lợi nào ở người bệnh nhận máu.
Cả Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và Dịch vụ Truyền máu Canada đều đưa ra lý giải cho khẳng định này.
Khi cơ thể bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hoặc được tiêm vắc xin chống vi rút này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào bạch cầu lympho T và các kháng thể đặc biệt, có khả năng ghi nhớ để chiến đấu với tác nhân gây bệnh COVID-19 nếu bị chúng tấn công trong tương lai. Các tế bào có khả năng đáp ứng miễn dịch này được lưu giữ trong máu và một số cơ quan khác như gan, lách, hạch.
Chỉ một lượng rất nhỏ các tế bào bạch cầu được lấy đi trong quá trình hiến máu, không làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, không làm mất đi các kháng thể được hình thành trong quá trình đáp ứng với vắc xin. Việc hiến máu không hề loại bỏ vắc xin khỏi cơ thể.
Nói cách khác, cơ thể người trưởng thành có trung bình khoảng 4 – 6 lít máu (tùy thuộc vào cân nặng) và mỗi lần hiến máu chỉ cho đi 350 – 450 ml máu. Số lượng kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2 trong lượng máu hiến là không đáng kể, trong khi cơ thể lại thường xuyên sản sinh ra lượng máu mới, bao gồm cả các tế bào bạch cầu cần cho đáp ứng miễn dịch.
Nói về cơ hội liệu có tăng khả năng miễn dịch nếu được nhận máu từ người đã tiêm vắc xin COVID-19, ông Rob Murphy – chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Đại học Northwestern (Hoa Kỳ) cho biết: Khi truyền máu, cơ thể người bệnh có thể được nhận một lượng nhỏ kháng thể chống lại vi rút từ máu của người hiến đã được tiêm vắc xin hoặc đã từng bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Tuy nhiên, lượng kháng thể này là quá nhỏ để có thể tạo ra sự khác biệt; do đó không thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch chống lại vi rút SARS-CoV-2 ở người bệnh được nhận máu.
Một số lưu ý đối với người hiến máu để đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện và Viện Huyết học – Truyền máu TW:
|
Thanh Hằng, ảnh: Gia Thắng
Bài viết liên quan
Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 bao lâu thì có thể hiến máu?
30 Tháng Ba, 2021Tính đến 16h ngày 29/3/2021, Việt Nam đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 46.416 người tại 19 tỉnh, thành phố. Trước đó, ngay ở giai đoạn thử…
Đảm bảo hiến máu an toàn trong mùa dịch
12 Tháng Ba, 2020Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động hiến máu. Thách thức đặt ra cho các cơ…
COVID-19: Chưa có bằng chứng lây truyền qua đường máu
10 Tháng Ba, 2020Các tài liệu hiện có liên quan đến dịch bệnh do vi rút corona gây ra như SARS, MERS hay COVID-19 đều chưa cho thấy bằng chứng về việc các…