Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Khi phòng bệnh trở thành lớp học dành cho các bệnh nhi

Từ khi còn rất nhỏ, những em bé bị bệnh tan máu bẩm sinh đã quen với những chuyến đi viện định kỳ hàng tháng. Cũng không rõ từ lúc nào, Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học – Truyền máu TW đã trở thành một nơi hết sức thân thuộc với các con. Sau giờ điều trị, phòng bệnh lại trở thành lớp học và ở đó, các bác sĩ, điều dưỡng như là “cô giáo” với những bài học, những trò chơi đặc biệt, đem đến cho các con niềm vui trong những ngày phải xa trường, xa lớp.
Ở các khoa điều trị đều có tủ sách miễn phí dành cho người bệnh, những cuốn sách, cuốn truyện đã trở thành “người bạn” của các con trong những ngày điều trị
Nếu như những em bé khác thường khóc to mỗi khi nhìn thấy kim tiêm thì với các em bé tan máu bẩm sinh, kim tiêm dường như không có gì đáng sợ. Hình ảnh các cô điều dưỡng tiêm truyền đã trở nên quá quen thuộc tới mức các con có thể làm theo một các thuần thục. Có lẽ vì thế nên trò chơi “tập làm bác sĩ, điều dưỡng” ở nơi đây cũng trở nên “chuyên nghiệp” lạ thường.
Chúng mình cùng hát “Một con vịt” nhé!
“Một đoàn tàu, nhỏ tí xíu…” đang chạy vòng quanh hành lang bệnh viện sau giờ làm việc
Cô và các con cùng nhau “selfie” nào!

Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới, ước tính 7% dân số toàn cầu mang gen và bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này. Bệnh đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số và giống nòi, gây ra nhiều gánh nặng cho gia đình, xã hội. Những con số về tình hình thalassemia tại Việt Nam thực sự đáng báo động: Tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh; với tỷ lệ mang gen bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người mang gen bệnh trên cả nước; nhiều dân tộc tỷ lệ mang gen thalassemia lên tới 30-40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.

Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người bệnh mức độ nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các triệu chứng nặng như: biến dạng xương mặt (trán dô, mũi tẹt), suy tuyến nội tiết, chậm phát triển, suy gan, xơ gan, suy tim… thậm chí có nguy cơ tử vong.

Điều đáng mừng là gần đây, có rất nhiều cháu nhỏ được điều trị tốt nên tình trạng biến dạng giảm rõ rệt. Điều đó thể hiện rất rõ ở gương mặt rạng ngời của những em bé trong những hình ảnh này.

Trương Hằng, ảnh: Đặng Xuân Thắng
Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan