Khỏi sốt xuất huyết bao lâu thì được hiến máu?
Do đang vào cao điểm mùa mưa nên dự báo số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng nếu không tích cực phòng chống dịch. Tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gây ảnh hưởng đến nguồn người hiến máu và nhu cầu sử dụng chế phẩm tiểu cầu.
Sốt xuất huyết lập đỉnh mới tại Hà Nội
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến 13/10, cả nước ghi nhận 99.639 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Tại Hà Nội, theo CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6- 13/10), thành phố ghi nhận 2.601 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã. Đây là số ca mắc ghi nhận trong tuần cao nhất trong vụ dịch năm nay.
Tuần qua cũng ghi nhận 136 ổ dịch sốt xuất huyết tại 23 quận, huyện, thị xã. Đây là tuần có nhiều ổ dịch nhất từ đầu năm 2023 cho đến nay.
Cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội đã có 20.548 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó đã có 3 ca tử vong.
Khỏi sốt xuất huyết bao lâu thì được hiến máu?
Việc hiến máu chỉ có thể thực hiện được khi người hiến thực sự khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về độ tuổi, cân nặng và các điều kiện sức khỏe khác. Một số trường hợp phải trì hoãn hiến máu trong thời gian nhất định.
Theo quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu:
– Phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm: tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu.
– Phải trì hoãn hiến máu trong 04 tuần kể từ thời điểm: Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh viêm dạ dày ruột, viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm trùng, viêm phế quản, viêm phổi, sởi, ho gà, quai bị, sốt xuất huyết, kiết lỵ, rubella, tả, quai bị.
Do đó, nếu Quý vị vừa mắc sốt xuất huyết nhưng không cần truyền tiểu cầu hoặc chế phẩm máu khác thì có thể tham gia hiến máu/ hiến tiểu cầu sau 4 tuần kể từ khi khỏi bệnh.
Nếu phải truyền chế phẩm máu trong khi điều trị sốt xuất huyết thì phải sau khỏi bệnh 12 tháng mới có thể tiếp tục tham gia hiến máu/ hiến tiểu cầu.
Địa điểm hiến máu:
1. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 7h30 – 19h00 tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ). (Bản đồ: https://g.page/vienhuyethoc/) 2. Các điểm hiến máu cố định tại Hà Nội: từ 8h – 12h và 13h30 – 17h từ Thứ 3 đến Chủ nhật (nghỉ Thứ 2 và ngày lễ). Vui lòng đến trước giờ kết thúc 45 phút để kiểm tra sức khỏe trước hiến máu. – 26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm (Bản đồ: https://goo.gl/maps/f9BtfsQqZLCVfQsz6) – 132 Quan Nhân, Thanh Xuân (Bản đồ: https://goo.gl/maps/E6kEu4Gz9nKYCvww7) – Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa (Bản đồ: https://goo.gl/maps/SJGJk7FTLvam7DGX6) – 78 Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình (Bản đồ: https://goo.gl/maps/kWB1KszzJVvnVDzm9) – Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, Km13+500, Quốc lộ 1A, Ngọc Hồi, Thanh Trì (Bản đồ: https://goo.gl/maps/5LsncsfaSJrWhUJQ6) |
Thảo Nguyên, thiết kế: Trần Chiến
Bài viết liên quan
8 cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho cư dân sống ở đô thị
28 Tháng Chín, 2021Phòng bệnh sốt xuất huyết thực sự cần thiết trong bối cảnh mùa mưa quay trở lại và chưa có vắc xin lẫn thuốc điều trị đặc hiệu. Ở thành…
Sốt xuất huyết và những điều cần biết
05 Tháng Mười Một, 2020Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi…
Số ca sốt xuất huyết ở miền Bắc tăng 125%
07 Tháng Chín, 2023Bộ Y tế ghi nhận số ca sốt xuất huyết ở miền Bắc trong 8 tháng đầu năm tăng 125% so với cùng kỳ, đặc biệt tại Hà Nội tăng…
Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?
20 Tháng Chín, 2022Theo chu kỳ hàng năm, dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng vào mùa mưa. Dịch sốt xuất huyết đạt đến đỉnh vào khoảng tháng 10 – tháng…
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giảm tiểu cầu khi mắc sốt xuất huyết
09 Tháng Chín, 2022“Hậu quả của sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu dẫn đến tình trạng bệnh nhân có thể bị chảy máu, xuất huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng”. Đây…