Làm thế nào để giảm mỡ máu?
Tháng 10/2022, lần đầu tiên chị N.T.H làm xét nghiệm mỡ máu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW. Trước đây, chị chưa bao giờ nghĩ đến việc mình bị mỡ máu cao vì chị chỉ nặng chưa đến 50 kg và không hề có dấu hiệu thừa cân. Vì vậy, mặc dù vẫn đi khám sức khỏe định kỳ nhưng chị chủ yếu làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan thận…
Khi bước sang tuổi 35, chị mới làm xét nghiệm mỡ máu. Chị vô cùng ngỡ ngàng với kết quả: chỉ số Cholesterol và LDL-Cho của mình đều cao. Chị thực hiện theo tư vấn của bác sĩ, tập thể dục nhiều hơn và điều chỉnh chế độ ăn… Nhờ vậy, sau một thời gian, kết quả xét nghiệm mỡ máu của chị đã trở về giới hạn bình thường.
Rối loạn chuyển hóa lipid (hay còn gọi là mỡ máu cao) là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, suy tim…. Thống kê cho thấy, khoảng 93% người đột quỵ não có rối loạn mỡ máu.
Chị N.T.H là một trong số nhiều trường hợp cho thấy: Việc thay đổi lối sống như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, hạn chế rượu bia, thuốc lá, thường xuyên tập thể dục thể thao… có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chỉ số cholesterol, triglycerid; Đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bài viết dưới đây với sự tư vấn chuyên môn của ThS. Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Viện Huyết học – Truyền máu TW sẽ đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn uống, tập luyện để giảm mỡ máu.
Mời xem thêm: Tác hại của mỡ máu cao và ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm mỡ máu |
Nguyên tắc chế độ ăn
- Nếu có tình trạng thừa cân, béo phì: Giảm dần tổng năng lượng ăn vào trong ngày để từ đó giảm cân về mức cân nặng nên có.
- Giảm lượng chất béo (lipid): cần hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa, thay vào đó nên ăn các chất béo không bão hòa.
- Ăn đa dạng các loại rau và hoa quả.
- Ăn nhạt tương đối.
- Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày: 4 – 6 bữa
- Cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày.
Các thực phẩm giúp giảm mỡ máu
- Các loại ngũ cốc và các sản phẩm chế biến như gạo lứt, bánh mỳ, các loại hạt ngũ cốc nguyên cám, ngô, khoai, sắn, bún, phở.
- Các loại thịt nạc, thịt gà (bỏ da), cá nạc, tôm, cua…. Đặc biệt là nên cá ít nhất 3-4 lần/tuần và bỏ da với các loại cá béo.
- Đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành…
- Dầu thực vật (chất béo không bão hoà): Dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu…
- Rau xanh: Ăn đa dạng các loại để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ, khoảng 400 – 500g/ngày (tương đương 2 bát con rau/ ngày).
- Quả: Chọn các loại quả giàu chất chống oxy hoá: Vitamin E, C, A có trong các loại quả như: táo, Kiwi, cam, bưởi, ổi, chuối…
- Sử dụng các món được chế biến bằng cách luộc, hấp.
Các thực phẩm nên hạn chế để giảm mỡ máu
- Các thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật (tim, gan, lòng, óc), các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng… Thịt đỏ và trứng chỉ nên ăn 2 lần/ tuần.
- Các thực phẩm chứa nhiều chất béo no (bão hoà) như mỡ động vật, thịt lẫn mỡ, nước luộc, hầm các loại thịt…
- Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối như: các loại thịt hun khói, thịt hộp, cá muối, giò, chả, pate, mì ăn liền, dưa muối, cà muối…
- Đồ uống, thực phẩm chứa nhiều đường.
- Các loại nước uống có chất kích thích: rượu, bia, cà phê, thuốc lá….
Chúng ta nên tránh ăn tối muộn vì đây khoảng thời gian cơ thể thường ít vận động nên sẽ ít tiêu hao năng lượng, khiến cho cholesterol đọng lại trên thành động mạch, gây xơ vữa động mạnh. Hãy tránh các món xào, rán, nướng sử dụng nhiều dầu mỡ. Nếu ăn đồ nướng thì nên dùng nồi chiên không dầu.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bị tăng Lipid máu nên phối hợp với tập thể dục. Tuỳ vào tình trạng cụ thể, mỗi người có thể lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp. Mỗi ngày nên tập với cường độ trung bình khoảng 30 phút và ít nhất 5 ngày/tuần. Các môn thể thao có thể tham gia như chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội…
Mời xem thêm: |
Một lưu ý quan trọng nữa là chúng ta cần xét nghiệm mỡ máu định kỳ và thực hiện theo tư vấn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mình.
Thời gian nên xét nghiệm mỡ máu định kỳ:
- Người thừa cân béo phì (3 tháng/lần);
- Người có tiền sử gia đình mỡ máu cao (3 tháng/lần);
- Người bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, suy giáp… (1 tháng/lần);
- Người hút thuốc lá, ít vận động (3 tháng/lần);
- Người đang điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ (1 tháng/lần);
- Kiểm tra sức khỏe định kì (6 tháng/lần).
ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM:1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Thời gian:
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:
Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch khám và chi phí dịch vụ y tế theo yêu cầu 2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: Thời gian: Từ thứ Ba – Chủ nhật (nghỉ thứ Hai và các ngày Lễ, Tết): 8h00 – 12h00 và 13h30-17h00
|
Bài viết liên quan
Tiết kiệm thời gian nhờ đặt lịch hẹn khám theo yêu cầu
30 Tháng Tám, 2022Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian khi đi khám bệnh, Viện Huyết học – Truyền máu TW đã triển khai đồng bộ các hình thức đặt lịch hẹn khám…
Tại sao phải tầm soát ung thư, ý nghĩa của xét nghiệm marker ung thư?
26 Tháng Năm, 2020Hiện nay trên thế giới, tỉ lệ tử vong do ung thư khá cao, đứng hàng thứ 2 sau tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch. Vì vậy, việc…
Thiếu máu ảnh hưởng đến nửa tỉ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
20 Tháng Chín, 2022Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính: tình trạng thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe của nửa tỉ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, 42% trẻ…
Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?
22 Tháng Một, 2021“Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?” Đó là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm trước khi đi khám, xét nghiệm để tránh bị động về tài chính. Tuy…