Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Lần đầu tiên máu nuôi cấy được truyền thử nghiệm vào cơ thể người

Đầu tháng 11 vừa qua, Dịch vụ Y tế quốc gia của Vương quốc Anh cho biết nước này vừa tiến hành thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên thế giới: truyền các tế bào hồng cầu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vào cơ thể người.

Thử nghiệm này được Đại học Bristol, Đại học Cambridge, Dịch vụ Y tế quốc gia của Anh phối hợp thực hiện. Hai tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đã được truyền lượng nhỏ các tế bào hồng cầu và cho đến nay không có tác dụng phụ.

Trước đó, một số người hiến máu đã được mời hiến máu cho thử nghiệm, sau đó các nhà nghiên cứu tách tế bào gốc từ máu của người hiến. Các tế bào gốc đó được đặt trong dung dịch dinh dưỡng ở phòng thí nghiệm. Sau khoảng 3 tuần, các tế bào nhân lên, phát triển thành các tế bào trưởng thành hơn, được làm sạch qua bộ lọc tiêu chuẩn, lưu trữ và sử dụng để truyền.

Mỗi tình nguyện viên tham gia thử nghiệm sẽ được nhận máu 2 lần, mỗi lần từ 5-10ml và cách nhau ít nhất 4 tháng. Một lần là nhận máu tiêu chuẩn, một lần là nhận máu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Ảnh gốc: National Health Service Blood and Transplant.

Mục đích của thử nghiệm nhằm xem xét máu nhân tạo hoạt động trong cơ thể như thế nào và nghiên cứu tuổi thọ của các tế bào hồng cầu được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm so với các tế bào hồng cầu từ người hiến.

Trong vài tháng tới, thử nghiệm này được tiếp tục triển khai cho đủ 10 người.

Phát minh cũng mở ra triển vọng mới cho phép các nhà khoa học có thể tạo ra được máu nhóm hiếm, máu chọn cho những bệnh nhân phụ thuộc vào truyền máu. Nhưng các nhà khoa học vẫn khẳng định vai trò của việc hiến máu thường xuyên nhằm đảm bảo nguồn máu an toàn và kịp thời.

TS. Farrukh Shah, Giám đốc y khoa về Truyền máu, Cơ quan phụ trách lĩnh vực truyền máu và cấy ghép thuộc Dịch vụ Y tế quốc gia Anh cho biết: “Những bệnh nhân sống phụ thuộc vào truyền máu thường sinh kháng thể bất thường hệ hồng cầu, do đó việc tìm và lựa chọn được những đơn vị máu hòa hợp nhóm máu hệ hồng cầu trở nên khó khăn hơn”.

GS. Cedric Ghevaert của Đại học Cambridge chia sẻ thêm: “Chúng tôi hi vọng các tế bào hồng cầu được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm của chúng tôi sẽ có thời gian sống lâu hơn so với hồng cầu từ người hiến máu. Nếu kỳ vọng này được chứng minh và thử nghiệm lần đầu tiên này thành công, những bệnh nhân cần truyền máu thường xuyên có hi vọng kéo dài thời gian giữa các lần truyền máu, giảm số lần truyền máu”.

Thảo Nguyên (tổng hợp)

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan

      Định nhóm máu quan trọng như thế nào?

      15 Tháng Tám, 2021

      Mỗi nhóm máu mang những đặc trưng riêng biệt, được quy định bởi các các kháng nguyên trên mặt các tế bào hồng cầu. Cùng với xét nghiệm nhằm ngăn…

      Nhóm máu và nhóm máu hiếm

      11 Tháng Một, 2020

      Bạn biết gì về các nhóm máu và nhóm máu hiếm tại Việt Nam. Tiết lộ ngay những điều thú vị, giải đáp thắc mắc về các nhóm máu ngay…