Món ăn này được bảo quản trong tủ lạnh là “đồng phạm” của bệnh ung thư máu, cảnh báo mọi người nên chú ý
Với mức sống vật chất không ngừng được nâng cao, ý thức giữ gìn sức khỏe cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, hiện nay bệnh ung thư đang là mối đe dọa lớn tới tính mạng của con người, trong đó có ung thư máu.
Bệnh ung thư máu là một căn bệnh vô cùng khủng khiếp, số người mắc phải khá đông trong đó có nhiều trẻ em. Hiện nay, việc điều trị bệnh ung thư máu ngày càng trở nên khó khăn hơn, vì phải tìm được tủy phù hợp để ghép thì mới có thể chữa khỏi được, nhưng việc tìm tủy phù hợp rất khó, vì vậy chúng ta cần chú ý hơn đến thể trạng của mình, giảm khả năng mắc bệnh ung thư máu.
Bệnh ung thư máu ngày càng trẻ hóa
Ung thư máu còn có tên gọi là bệnh bạch cầu vì nó xuất hiện trong máu. Trong môi trường chúng ta sống, chất formaldehyde có thể gây tổn thương máu, chúng thường tồn tại trong những ngôi nhà mới sửa, ngoài ra chất formaldehyde cũng tồn tại trong tủ lạnh đựng thức ăn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu.
Gia đình 4 người mắc ung thư máu vì loại thực phẩm để trong tủ lạnh
Thời gian gần đây, hàng loạt trang tin tức nổi tiếng của Trung Quốc là Sohu, Aboluowang… đã đưa tin về một gia đình có 4 người tại nước này (không rõ danh tính) lần lượt bị phát hiện mắc ung thư máu.
Ngay khi đọc được thông tin này, hẳn không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết vì lý do gì mà đồng loạt cả một gia đình cùng phát hiện mắc bệnh. Sau khi bác sĩ tìm hiểu, nguyên nhân gây bệnh được kết luận là do một món ăn trong bếp.
Theo báo cáo, gia đình 4 người trên khá khó khăn về kinh tế nên bố mẹ phải đi làm từ sáng đến tối mịt, không có thời gian nấu nướng. Cả nhà họ quyết định tích trữ mì tươi trong tủ lạnh, đặc biệt họ thường lựa chọn loại mì tươi làm thủ công không có nhãn mác rõ ràng để giá thành rẻ.
Cả gia đình 4 người mắc ung thư máu, nguyên nhân đến từ món mì tươi để tủ lạnh
Nếu để mì tươi bên ngoài sẽ dễ bị hỏng và không dễ bảo quản nên nhiều người sẽ có thói quen cho vào tủ lạnh, nghĩ như vậy là tiện và đảm bảo vệ sinh. Gia đình này cũng vậy. Tuy nhiên, nếu để mì tươi trong tủ lạnh quá lâu, rất có thể sinh ra hàng loạt thành phần formaldehyde, vì mì làm thủ công chắc chắn sẽ thêm một số chất phụ gia trong quá trình sản xuất để giữ được độ tươi và độ bền. Nếu để mì tươi thường xuyên trong tủ lạnh, nó có khả năng xảy ra phản ứng hóa học với các chất phụ gia này, từ đó sinh ra formaldehyde.
Mọi thứ đều có hạn sử dụng, sẽ là một sai lầm lớn nếu bất kể thực phẩm nào cũng được cất vào tủ lạnh ngay khi vừa mua về. Khi mua hãy cố gắng không nên mua quá nhiều một lúc, trữ lâu có thể ảnh hưởng nhiều đến cơ thể. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải chú ý một số chi tiết trong cuộc sống, đặc biệt là trong việc bảo quản thực phẩm, để giúp cho sức khỏe của chúng ta tránh được những bệnh tật xảy ra.
Làm sao để có thể phân biệt mì có chứa formaldehyde hay không?
Món mì tươi để tủ lạnh lâu ngày rất dễ nhiễm formaldehyde, gây ung thư máu
Theo các chuyên gia, chúng ta có thể phân biệt bún, mì tẩm formaldehyde bằng một số tiêu chí sau đây:
- Sợi mì bình thường rất nhanh chín, sợi mì mềm và thơm mùi bột mì. Mì được tẩm bằng formaldehyde lâu chín hơn, sợi mì dai hơn.
- Thông thường, mì tươi hay bún tươi có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2 ngày, nếu ở nhiệt độ phòng tốt nhất là ăn trong ngày nếu không sẽ có vị chua và hư hỏng. Nếu mì của bạn đã được tẩm formaldehyde thì có thể kéo dài đến 3-4 ngày.
- Mì, bún sạch nên mua ở những nơi uy tín hoặc có nguồn gốc rõ ràng. Mì không rõ nơi sản xuất, không có nhãn mác rất dễ bị tẩm formaldehyde.
- Màu sắc khác nhau: Không nên mua sợi mì, bún quá trắng và trong. Bún bình thường có màu hơi ngả đục chứ không trắng tinh.
Theo giadinh.net.vn
Bài viết liên quan
Người đang điều trị ung thư nên tiêm phòng COVID-19 thế nào?
06 Tháng Bảy, 2021Những người đang điều trị ung thư tích cực có nên tiêm phòng COVID-19 không? Đây là điều băn khoăn của nhiều người bệnh đang trong giai đoạn điều trị.…
Cậu bé mồ côi mẹ chiến đấu với bệnh ung thư máu
07 Tháng Bảy, 2021Dương Anh Văn, 14 tuổi, nằm trên giường bệnh khi truyền hóa chất lần 4. Em sốt, nôn, không ăn uống được nhưng không còn sợ hãi. Văn đang điều…
Tiếng kêu cứu của cậu bé dân tộc Tày ung thư máu
25 Tháng Sáu, 2021Hà Nội những ngày nóng như đổ lửa, PV Báo Lao Động đến thăm hai mẹ con chị Trần Thị Quỳnh tại Khoa Máu trẻ em, Viện Huyết học –…
Giấc mơ tuổi 16 của cô bé ung thư máu
13 Tháng Sáu, 2021Sau nửa năm đi du học Úc, trong một lần về thăm nhà, cô bé Thùy Linh (16 tuổi, Quảng Ninh) bất ngờ phát hiện mình đã mắc căn bệnh…
Phép màu có thật đến với cậu bé ung thư máu
01 Tháng Sáu, 2021Mỗi một ca ghép tế bào gốc là một cuộc chiến cam go với tử thần để sinh ra lần thứ 2, vậy mà có một cậu bé đã vượt…