Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Nên làm gì để giảm chỉ số đường huyết?

Tỷ lệ mắc mới tiểu đường đang ngày càng gia tăng. Năm 2019, Việt Nam có khoảng 5,7% dân số mắc bệnh tiểu đường type II, tương đương với khoảng 3,8 triệu người. Tiểu đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do rối loạn bài tiết insulin, hoặc do giảm tác dụng chuyển hóa của insulin, cũng có thể do sự phối hợp của cả hai yếu tố trên. Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt sẽ sớm gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận…

Chế độ ăn giữ một vai trò rất quan trọng giúp giảm chỉ số đường huyết. Bên cạnh đó, việc tăng cường hoạt động thể lực cũng rất cần thiết. ThS. Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế, Viện Huyết học – Truyền máu TW sẽ đưa ra một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường cũng như các biện pháp phòng bệnh.

Nen lam gi de giam duong huyet

Nguyên tắc chế độ ăn:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng.
  • Cần ổn định lượng tinh bột ở mỗi bữa ăn, phù hợp với hoạt động hàng ngày và lượng thuốc đang uống.
  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hằng ngày.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Nên nhận biết những thực phẩm giầu chất bột đường, linh động trong việc lựa chọn thực phẩm cùng nhóm và có chỉ số đường huyết thấp để thay đổi thực đơn phù hợp khẩu vị không làm tăng đường máu nhiều sau ăn. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
  • Không làm tăng thêm các yếu tố nguy cơ như: rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận.
  • Phù hợp với tập quán địa phương, dân tộc.
  • Đơn giản và không quá đắt tiền.

Nguyên tắc chế độ ăn với người bệnh tiểu đường

Nên ăn gì để giảm chỉ số đường huyết?

Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (Glycemic index – GI) thấp có thể giúp ổn định đường huyết, kiểm soát bệnh tốt hơn và làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Chỉ số đường huyết (GI) xác định một loại thức ăn khi vào cơ thể sẽ gây tăng đường huyết ít hay nhiều, được chia thành 3 nhóm gồm: thực phẩm chứa chỉ số GI thấp 55, trung bình 56-69, cao từ 70 trở lên.

Chỉ số đường huyết ở thực phẩm

  • Nhóm tinh bột: Nên sử dụng các loại gạo xay xát dối, gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên cám kết hợp hoặc thay thế cho gạo trắng, bún phở, bánh mì trắng nếu muốn giảm chỉ số đường huyết.
  • Tăng cường đạm thực vật như: ăn nhiều các loại đậu (đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan), các sản phẩm từ đậu (sữa đậu nành, đậu phụ…), hạt bí đỏ.
  • Lựa chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như: thịt lợn/bò nạc, tôm, cua cá, thịt gia cầm như gà vịt bỏ da…
  • Sử dụng dầu thực vật trong chế biến món ăn: Dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu, dầu hạnh nhân, dầu óc chó…
  • Ăn đa dạng các loại rau củ chứa nhiều chất xơ và vitamin C, có hàm lượng nitrat cao như: Đậu cove, xà lách, súp lơ, su hào, rau rền, cần tây, rau cải, cà chua… (khoảng 400 – 500g rau/ ngày).
  • Sử dụng các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: Thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ, bơ, lê, mận, dâu tây, quả roi…
  • Chọn các loại sữa công thức chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

  • Bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất có tác dụng điều hòa đường huyết và tăng cường miễn dịch như: Kẽm, vitamin C, E, D, acid folic, Selenium…
  • Lựa chọn ưu tiên khi chế biến thực phẩm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
  • Nên tạo thói quen đọc nhãn thực phẩm, ghi chép nhật ký ăn uống, theo dõi lượng đường huyết kết hợp tập luyện thể dục thể thao.

Nên hạn chế những thực phẩm sau nếu muốn giảm chỉ số đường huyết

  • Người bệnh cần tránh những món ăn hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên rán… Các món ăn trên có thể làm tăng lượng đường trong máu rất nhanh. Không nên dùng quá nhiều muối cũng như thực phẩm chế biến sẵn.
  • Người Việt Nam vốn có thói quen ăn nhiều tinh bột trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là cơm trắng. Ngoài ra, chúng ta còn hay ăn bún phở, mì gạo, miến dong, khoai củ nướng, bánh mì trắng… đây hầu hết là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao vì vậy nên hạn chế sử dụng.
  • Nội tạng động vật như: gan, bầu dục, lòng, óc…
  • Mỡ động vật.
  • Các loại quả ngọt sấy khô: nho khô, vải, nhãn sấy khô…
  • Hãy tránh xa các loại nước ngọt, nước ép trái cây cô đặc… nếu muốn giảm chỉ số đường huyết.
  • Đồ uống kích thích rượu, bia, cà phê…

Các thực phẩm nên tránh nếu muốn giảm chỉ số đường huyết

Chế độ tập luyện

  • Tập thể dục đều đặn khi huyết áp bình thường vào buổi sáng.
  • Kết hợp đi bộ vào buổi sáng và buổi tối (sau bữa ăn từ 2,5-3 tiếng). Mỗi lần đi bộ tối thiểu 20 phút.
  • Nếu ngày nào bận rộn không thể tập luyện, bạn nên tập bù vào ngày cuối tuần. Ngoài ra, cần thêm 3h/ngày bằng bất kỳ hoạt động gì liên quan tới đứng thay vì ngồi một chỗ.

Xét nghiệm đường huyết định kỳ

Đây là một xét nghiệm thường quy khi khám sức khoẻ. Xét nghiệm đường huyết định kỳ và thực hiện theo tư vấn của bác sĩ là hết sức cần thiết nhằm mục đích:

  • Phát hiện rối loạn chuyển hoá glucid: Tiền tiểu đường, tiểu đường. Không chỉ người bệnh tiểu đường mà bất kỳ ai cũng nên xét nghiệm đường huyết định kỳ để kịp thời điều trị hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện khi chỉ số đường huyết có vấn đề bất thường.
  • Theo dõi điều trị bệnh tiểu đường.
  • Phát hiện những trường hợp hạ đường huyết lúc đói.

chỉ số đường huyết

Chi phí khám và xét nghiệm theo yêu cầu

Giá trị bình thường của xét nghiệm đường huyết:

  • HbA1c: 4 – 5,6 %
  • Glucose:

+ Người lớn: 3.9 – 5.5 mmol/l

+ Trẻ em: 3.3 – 5.5 mmol/l

+ Trẻ sơ sinh: 2.2 – 5.0 mmol/L

Lưu ý khi xét nghiệm đường huyết: Cần phải nhịn ăn tuyệt đối ít nhất 6-8 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm.

ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM:

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội):

Thời gian:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo Bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu)
  • Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu)

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:

Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch khám và chi phí dịch vụ y tế theo yêu cầu

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện:

Thời gian: Từ thứ Ba – Chủ nhật (nghỉ thứ Hai và các ngày Lễ, Tết): 8h00 – 11h45 và 13h30-16h30

  • Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Số 78, Nguyễn Trường Tộ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan