Người bệnh chủ động xét nghiệm Covid-19 trước khi đi khám chữa bệnh
Để tăng cường phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn và giảm thiểu ùn tắc do mở rộng đối tượng làm xét nghiệm sàng lọc cho người bệnh, người nhà người bệnh (NNNB), Viện Huyết học – Truyền máu TW xin khuyến cáo:
Người bệnh, người nhà người bệnh ở vùng có cấp độ dịch 3 và 4 hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng ngừa Covid 19: Chủ động xét nghiệm Covid-19 bằng test nhanh hoặc PCR trong vòng 72 giờ trước khi đến Viện (riêng người bệnh, người nhà người bệnh nhập viện theo hẹn cần xét nghiệm Covid-19 bằng kỹ thuật PCR).
Việc xét nghiệm Covid-19 trước khi vào Viện là rất cần thiết để bảo vệ người bệnh vì phần lớn người bị bệnh máu thuộc nhóm có nguy cơ diễn biến nặng và khả năng tử vong cao khi nhiễm Covid-19.
Rất mong quý người bệnh, NNNB chủ động sàng lọc nguy cơ và xét nghiệm Covid-19 trước khi đến khám chữa bệnh tại Viện, đồng thời tiếp tục nghiêm túc thực hiện các quy định sau:
1. Khai báo y tế chính xác, trung thực, chủ động tải ứng dụng PC-COVID và khai báo y tế trước khi đến Viện. Người bệnh, NNNB cần thông báo ngay với nhân viên y tế nếu có bất kỳ nguy cơ nhiễm Covid-19 nào trong vòng 14 ngày gần đây như:
- Có các biểu hiện nhiễm Covid-19 (ho, sốt, khó thở, mất vị giác…);
- Tiếp xúc với người bệnh Covid-19 hoặc người có nguy cơ nhiễm Covid-19;
- Sinh sống, làm việc hoặc đã đến các khu vực cách ly, phong tỏa, các địa điểm có người bị Covid-19…
2. Người bệnh, NNNB thực hiện đúng phân luồng theo hướng dẫn của nhân viên y tế:
- Người bệnh, NNNB không thuộc vùng dịch tễ hoặc không có dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19 sẽ thực hiện khai báo y tế tại khu vực cổng số 1.
- Người bệnh, NNNB thuộc vùng dịch tễ hoặc có dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19 khám tại khu vực khám sàng lọc cổng số 2 (B).
3. Tuân thủ chặt chẽ 5K ở mọi lúc, mọi nơi. Người bệnh, NNNB luôn chú ý giữ khoảng cách, không tiếp xúc, giao lưu với người ở phòng bệnh khác và chỉ đi lại trong viện khi thực sự cần thiết.
4. Nếu người bệnh có thể tự chăm sóc, người nhà sẽ không ở lại Viện. Hạn chế tối đa thay đổi người chăm sóc, khi đổi người chăm sóc cần thực hiện theo quy định tại khoa điều trị.
Các dấu hiệu nhận biết người nhiễm Sars-CoV-2:
- Ho
- Sốt (trên 37,5 độ C)
- Đau đầu
- Đau họng, rát họng
- Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
- Khó thở
- Đau ngực, tức ngực
- Đau mỏi người, đau cơ
- Mất vị giác
- Mất khứu giác
- Đau bụng, buồn nôn
- Tiêu chảy
NIHBT
Bài viết liên quan
Lưu ý khi tiêm vắc xin Covid-19 với người bị bệnh máu
25 Tháng Mười, 2021Khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và chương trình tiêm vắc xin đang được triển khai rộng rãi, người bệnh máu nói chung và ung thư máu nói riêng có rất…
Lưu ý khi tiêm vắc xin COVID-19 với người bệnh hemophilia và rối loạn chảy máu
15 Tháng Ba, 2021Người bệnh hemophilia không có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn và làm cho bệnh nặng hơn vì vậy không phải là nhóm được ưu tiên tiêm vắc xin. Như…
Xét nghiệm chẩn đoán biến chứng huyết khối do tiêm vắc-xin COVID-19
18 Tháng Tám, 2021Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cũng như chương trình tiêm chủng vắc-xin được mở rộng trong cả nước thì việc chẩn đoán và điều trị kịp thời…
Chi phí xét nghiệm máu tổng quát
14 Tháng Mười Hai, 2020Lợi ích của việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm máu tổng quát là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, đa số người Việt Nam…
Những ưu điểm khi xét nghiệm máu tại điểm hiến máu cố định
30 Tháng Sáu, 2021Ai cũng hiểu rằng cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên chúng ta lại rất ngại đến bệnh viện vì sợ mất thời gian. Nếu như…