Người đã tiêm vaccine đối mặt với COVID-19 như thế nào?
Theo các chuyên gia y tế để chiến thắng và đẩy lùi đại dịch COVID-19, vaccine là một giải pháp căn bản.
Tuy nhiên thực tế trên thế giới cũng như tại nước ta cũng đã ghi nhận các trường hợp dù đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 song vẫn nhiễm bệnh.
Nguồn ảnh: Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Chia sẻ về vấn đề này, TS.BS Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy cho biết, trong thực tế đã ghi nhận các trường hợp người đã được tiêm vacccine phòng COVID-19 bị mắc COVID-19 với những trường hợp này có 2 khả năng.
Thứ nhất, đây là những trường hợp đặc thù có tỷ lệ vô cùng hiếm dù đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 tuy nhiên cơ thể không tạo ra kháng thể, đối với những trường hợp này người đã được tiêm vaccine cũng sẽ đối mặt với những mối nguy như những người chưa được tiêm vaccine và vẫn có nguy cơ mắc bệnh nặng.
Thứ 2, cơ thể tạo ra kháng thể nhưng lượng kháng thể không đủ để chống lại sự xâm nhập của dịch bệnh. Đối với những trường hợp này sau một khoảng thời gian ngắn cơ thể sẽ tạo ra đủ lượng kháng thể, lượng kháng thể này được tạo ra đủ để vượt qua tình trạng bệnh nặng.
Thực tế đã ghi nhận các trường hợp người đã được tiêm vaccine bị nhiễm SARS-CoV-2, có kết quả xét nghiệm dương tính tuy nhiên cơ thể vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng.
Từng chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Đặng Đức Anh- Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, không có một loại vaccine nào có hiệu lực bảo vệ 100%, nghĩa là sau tiêm chủng vaccine vẫn còn một tỷ lệ nhất định các trường hợp đã được tiêm có thể vẫn bị mắc bệnh. Vaccine phòng COVID-19 ngoài tác dụng giảm số người nhiễm virus, còn giúp làm giảm số trường hợp bị biến chứng nặng do mắc bệnh, giảm số người phải nhập viện điều trị do bệnh nhẹ và giảm nguy cơ tử vong.
Theo thông tin được chia sẻ bởi Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) , số ca mắc COVID-19 tại nước này vẫn đang gia tăng ở cả nhóm người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 cũng như nhóm người chưa được tiêm, tuy nhiên số liệu cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh ở những người đã được tiêm chủng thấp hơn nhiều.
Đồng thời nhiều nghiên cứu cũng đã ghi nhận, tải lượng virus mang trong đường hô hấp trên ở một người nhiễm bệnh đã được tiêm vaccine đầy đủ hoặc một phần thấp hơn khoảng 40% so với những bệnh chưa được tiêm chủng.
Theo các chuyên gia y tế đánh giá, vaccine vẫn còn nguyên giá trị dù trong hoàn cảnh biến thể Delta đang hoành hành.
Tuy nhiên, tiêm vaccine không đồng nghĩa với hiệu quả bảo vệ tuyệt đối, người dân vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
Theo suckhoedoisong.vn
Bài viết liên quan
Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Có nên uống thuốc chống dị ứng trước khi tiêm?
09 Tháng Tám, 2021Tôi nghe mọi người nói trước khi tiêm vắc xin thì uống thuốc chống dị ứng để giảm nguy cơ sốc phản vệ, uống aspirin để giảm nguy cơ biến…
Những điều bệnh nhân ung thư cần biết khi tiêm phòng Covid-19
21 Tháng Bảy, 2021Bệnh nhân ung thư được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin Covid-19. Vậy người bệnh ung thư cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn tiêm chủng? Tất…
Hàng trăm cán bộ y tế, người tham gia chống dịch tiêm vắc-xin ngừa COVID-19
10 Tháng Ba, 2021Sáng 8/3, những mũi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đã được tiêm đồng loạt tại BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Hải Dương và BV Bệnh Nhiệt đới TW.…
11 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam
10 Tháng Năm, 2021Trong hướng dẫn về việc tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ 11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm đầu tiên. Vaccine sẽ được triển khai tiêm chủng…