Số ca sốt xuất huyết ở miền Bắc tăng 125%
Bộ Y tế ghi nhận số ca sốt xuất huyết ở miền Bắc trong 8 tháng đầu năm tăng 125% so với cùng kỳ, đặc biệt tại Hà Nội tăng 5,3 lần; khuyến cáo dịch diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
Số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận tăng cao bắt đầu từ tháng 6 và tăng cao nhất trong 03 tuần tháng 8. Số mắc sốt xuất huyết 8 tháng đầu năm 2023 tập trung tại Hà Nội (6.693 ca mắc) và một số tỉnh khu vực miền Trung, miền Nam như Thành phố Hồ Chí Minh (8.628 ca mắc), An Giang (3.161 ca mắc), Đồng Nai (3.114 ca mắc), Bình Dương (2.482 ca mắc), Bình Thuận (3.118 ca mắc), Sóc Trăng (2.481 ca mắc).
Trong khi đó, số ca sốt xuất huyết giảm tại ba khu vực (miền Nam giảm 71%, miền Trung giảm hơn 44%, Tây Nguyên giảm 34%).
Tích lũy từ đầu năm đến 25/8, cả nước ghi nhận hơn 66.300 ca sốt xuất huyết, 14 bệnh nhân tử vong. Type virus gây bệnh chủ yếu là D1, D2, không có sự khác biệt so với các chủng lưu hành.
Lý giải nguyên nhân gia tăng bệnh sốt xuất huyết hiện nay, Bộ Y tế cho biết điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, đặc biệt tại khu vực miền Bắc đang trong điều kiện thời tiết mùa hè nóng ẩm, nắng mưa đan xen tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng và muỗi truyền bệnh phát triển.
Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa nhanh, giao lưu đi lại giữa các vùng miền làm tăng nguy cơ dịch lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh.
Môi trường tại các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ, lán trại không được quan tâm xử lý, dẫn đến phát sinh các ổ loăng quăng (bọ gậy) của muỗi truyền bệnh. Ý thức người dân trong phòng chống sốt xuất huyết tại một số địa phương chưa cao. Đặc biệt, hiện tượng biến đổi khí hậu và El Nino trong năm 2023-2024 có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, khiến bệnh sốt xuất huyết và các bệnh khác do muỗi truyền tăng nhanh.
“Dự báo thời gian tới, dịch có thể diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống, đặc biệt là hoạt động diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy tại các địa phương”, đại diện Bộ Y tế cho biết.
Phòng Truyền thông (tổng hợp)
Bài viết liên quan
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giảm tiểu cầu khi mắc sốt xuất huyết
09 Tháng Chín, 2022“Hậu quả của sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu dẫn đến tình trạng bệnh nhân có thể bị chảy máu, xuất huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng”. Đây…
Sử dụng 300 đơn vị chế phẩm máu, cứu sống bệnh nhân sốt xuất huyết
10 Tháng Sáu, 2022Sau 47 ngày điều trị tích cực với 10 ngày chạy ECMO, lọc máu liên tục 12 ngày, thay huyết tương cấp cứu 14 lần với 280 đơn vị (tương…
7 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết khiến bệnh dễ trở nặng
16 Tháng Năm, 2022Diễn tiến bệnh sốt xuất huyết phức tạp, khó tiên lượng. Bệnh có thể chuyển nặng ở bất kỳ người nào, bất kỳ lứa tuổi. Do đó, không được chủ…
Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết ảnh hưởng gì đến cơ thể?
25 Tháng Năm, 2021Khi cơ thể chúng ta bị mắc sốt xuất huyết sẽ dẫn đến nguy cơ giảm tiểu cầu, đây là một trong những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh này. …