Tập huấn cho người bệnh ung thư máu mạn tính dòng bạch cầu hạt
Ngày 10/12/2020, tại Viện Huyết học – Truyền máu TW đã diễn ra chương trình Tập huấn cho người bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt (CML – Bệnh ung thư máu mạn tính dòng bạch cầu hạt). Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW và gần 100 người bệnh điều trị tại Viện. Báo cáo viên của chương trình là BSCKII. Lê Quang Tường, Trưởng khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú và ThS. Nguyễn Quốc Nhật, Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất.
PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW phát biểu khai mạc chương trình
Gần 100 người bệnh tham dự chương trình tập huấn
Đây là chương trình được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm trang bị cho người bệnh những kiến thức cần thiết về điều trị, chăm sóc và sống chung với bệnh ung thư máu mạn tính dòng bạch cầu hạt.
ThS. Nguyễn Quốc Nhật, Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất đã cung cấp cho người bệnh thông tin về tầm quan trọng của các xét nghiệm theo dõi điều trị, sự cần thiết của việc tuân thủ điều trị cũng như các biện pháp khắc phục tác dụng phụ của thuốc nhắm đích.
ThS. Nguyễn Quốc Nhật, Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất tập huấn về nội dung “Tầm quan trọng của các xét nghiệm theo dõi điều trị trong bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt”
Qua báo cáo của BSCKII. Lê Quang Tường, Trưởng khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú, người bệnh cũng hiểu hơn về các yếu tố quyết định thành công trong điều trị bệnh CML, trong đó tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh, tích cực có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả điều trị.
Các bác sĩ của Viện đã giải đáp những câu hỏi của người bệnh về các vấn đề như: khi nào người bệnh nên ghép Tế bào gốc và chi phí ghép, người bệnh nên ăn uống, sinh hoạt như thế nào?…
Người bệnh, người nhà người bệnh tích cực đặt câu hỏi để lắng nghe giải đáp của bác sĩ về các vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị
Bệnh CML là một trong những bệnh ung thư có khả năng điều trị rất hiệu quả, đem lại chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người bệnh. Đây là một bệnh ác tính hệ tạo máu, chiếm 5% tổng số các bệnh tạo máu, 20-25% các bệnh máu ác tính. Viện Huyết học – Truyền máu TW đang quản lý và điều trị trên 800 bệnh nhân CML, mỗi năm có thêm khoảng từ 60 – 80 bệnh nhân mới.
Rất nhiều người bệnh đã có trên 10 năm chung sống với bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt và có chất lượng cuộc sống tốt
Hiện nay, tại Việt Nam có hai phương pháp điều trị bệnh tiên tiến nhất được lựa chọn, gồm điều trị nhắm đích và ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài. Điều trị nhắm đích có thể coi là một cuộc cách mạng trong điều trị Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, thuốc nhắm đích sẽ tấn công trực tiếp và sửa chữa các đột biến di truyền nhiễm sắc thể gây bệnh, giúp người bệnh không phải truyền hóa chất và có cuộc sống gần như người bình thường.
Tin: Trương Hằng – Ảnh: Công Thắng
Bài viết liên quan
Tư vấn về bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt
23 Tháng Chín, 2020Bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt (Chronic myeloid leukemia – CML, bệnh ung thư máu mạn tính dòng bạch cầu hạt) có thể coi là một trong những bệnh…
Ung thư máu mạn tính: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
22 Tháng Chín, 2020Ung thư máu mạn tính là bệnh gì? Ung thư máu mạn tính (hay còn gọi là Lơ-xê-mi kinh) là bệnh lý thuộc Hội chứng tăng sinh tủy mạn ác…
Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh ung thư máu
21 Tháng Tám, 2020Chế độ ăn cho người bệnh ung thư máu cần tuyệt đối tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm (chú ý hạn sử dụng, nguồn gốc và được kiểm…
Hội thảo cập nhật kiến thức điều trị bệnh Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt
12 Tháng Mười Hai, 2020Ngày 10/12/2020, Viện Huyết học – Truyền máu TW đã phối hợp với công ty Novatis tổ chức Hội thảo cập nhật kiến thức chẩn đoán và điều trị bệnh…