Thận khỏe mạnh hay không? Hãy bắt đầu từ xét nghiệm máu!
“Alo, bạn Thận đấy à, bạn dạo này có khỏe không?”
Đôi khi, câu hỏi nhẹ nhàng này lại nhắc chúng ta nhìn lại sức khỏe của chính mình. Đặc biệt là các bạn trẻ độ tuổi 20 – 30, thận có thể đang “gồng gánh” mỗi ngày mà bạn không hề hay biết. Chỉ khi chịu nhiều thương tổn quá thì cơ thể chúng ta mới bắt đầu để ý tới. Và chỉ cần một lần xét nghiệm máu, bạn sẽ có câu trả lời rõ ràng cho tình trạng sức khỏe thận của mình.
Gần đây trên mạng xã hội và báo chí đưa tin nhiều trường hợp các bạn trẻ tuổi mới đôi mươi nhưng đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về thận, thận yếu hoặc suy thận, thậm chí phải lọc thận hàng tuần.
Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, âm thầm thực hiện vai trò “bộ lọc sinh học” loại bỏ chất thải, cân bằng lượng nước, muối và huyết áp trong cơ thể, duy trì và sản xuất các hormone.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng khoa Tế bào – Tổ chức học, Viện Huyết học – Truyền máu TW, các nguyên nhân như thức khuya, uống ít nước, ăn mặn, lạm dụng thực phẩm chức năng, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh không kê đơn, stress kéo dài, ít vận động… đều là những thói quen rất phổ biến dẫn đến thận bị suy kiệt nhanh chóng.
Điều đặc biệt là thận thường không có biểu hiện rõ ràng khi bắt đầu suy yếu. Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường, không đau, không sốt, không sưng… cho đến khi chức năng thận đã giảm sút đáng kể.
Chính vì vậy, rất nhiều người chỉ phát hiện mình có vấn đề về thận khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều.
Nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa điều đó. Chỉ với một vài xét nghiệm máu đơn giản, bạn đã có thể đánh giá chính xác chức năng thận của mình. Từ đó đưa ra các bước chăm sóc và điều chỉnh phù hợp.
I. Những chỉ số xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận bạn không thể bỏ qua
1. Creatinin
Creatinin là chất thải cặn bã được đào thải duy nhất qua thận. Một phần nhỏ creatinin đến từ thức ăn (như thịt, cá), phần lớn còn lại được gan sản xuất ra một cách tự nhiên trong cơ thể.
Thận có nhiệm vụ lọc creatinin ra khỏi máu, nên nếu chỉ số này tăng cao, đó có thể là dấu hiệu thận suy yếu hoặc suy thận cấp hoặc mãn.
- Chỉ số bình thường:
- Nam: 62–120 Mmol/L
- Nữ: 53–100 Mmol/L
- Creatinin tăng → Dấu hiệu thận suy yếu hoặc suy thận cấp hoặc mãn.
2. Ure máu
Mức độ chất thải ure trong máu bạn, một chỉ số quan trọng phản ánh chức năng lọc của thận.
Chỉ số này càng cao thì có nghĩa là chức năng thận càng kém, hàm lượng protein trong cơ thể quá cao hoặc cơ thế thiếu nước dẫn đến quá trình lưu thông kém.
Giá trị bình thường: 2.5 – 7.5 mmol/L.
II. Ai nên xét nghiệm chức năng thận định kỳ?
- Người bị tiểu đường, cao huyết áp – hai nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.
- Thường xuyên thức khuya, làm việc căng thẳng
- Ăn mặn, uống ít nước
- Người trên 40 tuổi.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh thận.
- Người thường xuyên dùng thuốc giảm đau, kháng sinh dài ngày.
- Người có dấu hiệu tiểu nhiều, phù, mệt mỏi, tiểu ra bọt…
III. Xét nghiệm máu ở đâu an toàn, chính xác?
Để trả lời cho câu hỏi “Xét nghiệm máu ở đâu?”, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số địa điểm xét nghiệm máu với chất lượng hàng đầu của Viện Huyết học – Truyền máu TW:
Trụ sở chính của Viện: Số 5 phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Chỉ dẫn đường đi: http://g.page/vienhuyethoc
Đây là địa điểm giao thông hết sức thuận tiện, chỉ cách Bến xe Mỹ Đình khoảng trên 1 km. Nếu bạn ở các tỉnh, thành phố khác, bạn hãy đến bến xe Mỹ Đình. Từ đây, bạn chỉ mất khoảng 5 phút di chuyển bằng taxi hoặc xe ôm, xe buýt là có thể tới Viện.
Ngoài ra, Viện còn có 4 điểm hiến máu cố định và xét nghiệm ngoại Viện ở 3 quận nội thành Hà Nội:
- Số 18 Quán Sứ, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chỉ dẫn đường đi: https://maps.app.goo.gl/PyxQbdkVtjg7AHhDA
- Số 132 Quan Nhân, phường Thanh Xuân, Hà Nội.
Chỉ dẫn đường đi: https://goo.gl/maps/E6kEu4Gz9nKYCvww7
- Số 10, ngõ 122, đường Láng, phường Đống Đa, Hà Nội.
Chỉ dẫn đường đi: https://goo.gl/maps/SJGJk7FTLvam7DGX6
- Tầng 3, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, Km13+500, Quốc lộ 1A, xã Ngọc Hồi, Hà Nội.
Chỉ dẫn đường đi: https://goo.gl/maps/5LsncsfaSJrWhUJQ6
Quy trình lấy máu xét nghiệm, thanh toán tại các điểm hiến máu ngoại Viện rất đơn giản, nhanh chóng. Bạn không phải mất nhiều thời gian xếp hàng chờ đợi khi làm thủ tục khám, xét nghiệm nên sẽ hạn chế đáng kể việc tập trung đông người. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, bạn sẽ được hẹn thời gian cụ thể để nhận kết quả xét nghiệm.
Nếu khi nào bạn băn khoăn nên xét nghiệm máu ở đâu? Hãy nhớ đến các điểm hiến máu và xét nghiệm cố định của Viện Huyết học – Truyền máu TW nhé.
Chi phí xét nghiệm máu
Chi phí xét nghiệm máu tại Viện cũng như tại các điểm hiến máu cố định và xét nghiệm khá hợp lý. Các bạn có thể tìm hiểu chi phí của hầu hết các xét nghiệm máu cơ bản như: đánh giá chức năng gan, thận; xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc truyền máu (HBV, HIV, HCV, giang mai…); xét nghiệm về rối loạn chuyển hóa (mỡ máu, đường máu, axit uric…); tầm soát ung thư.
Một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp bạn kiểm soát sức khoẻ, phát hiện dấu hiệu của thận sớm, nhất là khi bạn đang bận rộn và ít thời gian chăm sóc bản thân như nhiều người trẻ hiện nay. Đừng chờ đợi có triệu chứng mới đi khám mà hãy cố gắng kiểm tra định kỳ khoảng 6 – 12 tháng 1 lần là cách đơn giản nhất để giữ thận khoẻ mạnh.
Viện Huyết học – Truyền máu TW
Bài viết liên quan
Một số tình huống thường gặp trong kết quả xét nghiệm máu
02 Tháng Bảy, 2025Khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm máu, chúng ta thường lo lắng trước những chỉ số tăng cao hoặc giảm so với giá trị bình thường. Liệu có…
Những lưu ý về xét nghiệm máu khi khám sức khoẻ định kỳ
20 Tháng Sáu, 2025Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân càng tăng cao. Khám sức khoẻ dần trở thành hoạt động chăm sóc sức…
Xét nghiệm mỡ máu: tầm quan trọng và ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm
01 Tháng Ba, 2023Tình trạng mỡ máu cao đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Rất nhiều người quan tâm xét nghiệm mỡ máu có…
Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?
20 Tháng Chín, 2022Theo chu kỳ hàng năm, dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng vào mùa mưa. Dịch sốt xuất huyết đạt đến đỉnh vào khoảng tháng 10 – tháng…