Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Truyền 49 đơn vị máu cứu bệnh nhân đứt lìa tử cung

Trong 12 giờ đầu, bệnh nhân đã được truyền 39 đơn vị máu, chế phẩm máu. Tính đến 4 ngày sau đó (sáng 27/7), bệnh nhân đã được truyền tổng cộng 49 đơn vị máu và chế phẩm máu. 

Ngày 27/7, BSCKII. Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, 5 ê kíp bác sĩ của bệnh viện vừa phối hợp cứu sống bệnh nhân bị đa chấn thương nguy kịch do tai nạn giao thông.

Theo đó, bệnh nhân Phan Thị Kim Chi (SN 1991, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) được đưa đến Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ cấp cứu lúc 15h15 ngày 23/7 trong tình trạng nguy kịch do tai nạn giao thông với biểu hiện lơ mơ, da xanh, niêm trắng bệch, mạch nhanh, huyết áp khó đo.

Nhận thấy đây là trường hợp đa chấn thương nghiêm trọng, sốc mất máu đe dọa tính mạng, các bác sĩ đã kích hoạt quy trình “báo động đỏ” nội viện và tiến hành hồi sức tích cực chống sốc như: kiểm soát chảy máu, thở oxy, giảm đau, truyền dịch chảy nhanh, truyền máu…và nhanh chóng làm các xét nghiệm, siêu âm bụng cấp cứu và chụp Xquang tại giường…

Kíp mổ được huy động khẩn cấp cùng lúc 15 bác sĩ của 5 khoa gồm: Ngoại Tổng hợp, Ngoại Thận – Tiết niệu, Ngoại lồng ngực – Mạch máu, Sản, Chấn thương chỉnh hình. Các bác sĩ chẩn đoán: sốc mất máu do đa thương, chỉ định phẫu thuật khẩn cấp. Lượng huyết sắc tố giảm mạnh, chỉ còn 3g/dl (chỉ số bình thường là 12-15g/dl).

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện tử cung bệnh nhân bị đứt rời, phía trên cổ tử cung còn dính dây chằng tử cung 2 bên; vỡ toác toàn bộ phúc mạc, thành sau, vỡ bàng quang, máu dâng lên liên tục. Tiến hành mở bụng đường giữa dưới rốn và qua rốn 18cm, các bác sĩ hút ra 5 lít máu loãng và 1 kg máu cục.

Để giảm bớt lượng máu chảy cho vùng khung chậu bên phải, các bác sĩ đã thực hiện cột động mạch chậu trong bên phải, đồng thời xử trí tử cung bị đứt ngang thân, quá trình cầm máu rất diễn ra khó khăn.

BSCKII. Trần Huỳnh Đào – Trưởng Khoa Gây mê hồi sức cho biết: Sốc do chấn thương là tình trạng suy sụp các chức năng sống của cơ thể, rất thường gặp trong cấp cứu, tỷ lệ tử vong rất cao nếu không xử lý kịp thời. Trường hợp bệnh nhân này mất máu cực nặng, trong quá trình phẫu thuật huyết áp giảm liên tục, các BS gây mê phải lắp 3 đường truyền máu liên tục, sử dụng thuốc vận mạch…

Sau gần 3 giờ phẫu thuật, với sự phối hợp nhịp nhàng của các bác sĩ nhiều chuyên khoa, ca mổ đã diễn ra thành công như một kỳ tích.

Trong suốt quá trình cấp cứu và phẫu thuật, Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần thơ đã nhanh chóng cung cấp kịp thời số lượng lớn các đơn vị máu và các chế phẩm máu. Chỉ trong 12 giờ đầu, bệnh nhân được truyền 39 đơn vị máu, chế phẩm máu. Đến sáng 27/7, bệnh nhận đã được truyền tổng cộng 49 đơn vị máu và chế phẩm máu.

(Theo báo Tiền Phong và CAND)

? Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và các cơ sở truyền máu trong cả nước mong muốn:

 Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã có lịch hiến máu KHÔNG HOÃN LỊCH HIẾN MÁU, cần duy trì tổ chức hiến máu theo kế hoạch, đáp ứng nhu cầu máu cho điều trị trong thời điểm phòng chống dịch.
 Người dân đủ điều kiện sức khỏe hãy tích cực tham gia hiến máu, hiến tiểu cầu theo nhu cầu máu của từng địa phương.

ĐỊA ĐIỂM HIẾN MÁU

? Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương: tại tầng 2, Khoa Tiếp nhận máu (Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội), từ 8h đến 20h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).

? Các địa điểm dưới đây: từ 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7. Vui lòng đến trước giờ kết thúc 45 phút để đăng ký và kiểm tra sức khỏe trước hiến máu.
? Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm: 26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm.
? Trạm y tế phường Nhân Chính: 132 Quan Nhân, Thanh Xuân.
? Phòng khám đa khoa số 2 – Trung tâm Y tế quận Đống Đa: Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa.

? Các địa điểm hiến máu gần nhất được cập nhật tại: http://bak.nihbt.org.vn/Home/DiemHM/

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan