Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?
Theo chu kỳ hàng năm, dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng vào mùa mưa. Dịch sốt xuất huyết đạt đến đỉnh vào khoảng tháng 10 – tháng 11. Vậy dấu hiệu của bệnh là gì? Người bệnh nên xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào? Chế độ chăm sóc ra sao? Mời các bạn lắng nghe tư vấn của bác sĩ BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW nhé.
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu sau:
– Sốt cao 39 – 410C, sốt đột ngột và liên tục từ 2 – 7 ngày.
– Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm.
– Đau bụng (do gan bị sưng to ra).
– Trụy mạch (sốc): Ngày thứ 3 – 6, hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
– Chú ý: Trẻ sốt cao liên tục trên hai ngày thì phải khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh.
Thời điểm nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, do đó bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.
Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?
Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.
Chi phí xét nghiệm sốt xuất huyết?
Các chi phí về xét nghiệm chuẩn đoán sốt xuất huyết không quá đắt tiền, đối với các xét nghiệm chuẩn đoán về virus kháng nguyên, kháng thể hết khoảng 500 nghìn, các xét nghiệm về tổng phân tích tế bào máu hàng ngày của bệnh nhân hết khoảng từ 100 – 200 nghìn.
Khi nào người bị sốt xuất huyết cần nhập viện?
Người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi có các triệu chứng: vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn ói hoặc khi có các triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc…
Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm nếu tiểu cầu thấp dưới 30 g/L.
Tại sao sốt xuất huyết lại dẫn tới giảm tiểu cầu?
Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu vì trong quá trình nhiễm virus, cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại virus, vô tình các kháng thể đó phá hủy tiểu cầu qua cơ chế miễn dịch. Thứ hai, virus nhiễm có thể gây ức chế tủy gây giảm tiểu cầu tạm thời.
Khi tiểu cầu giảm sẽ dẫn tới xuất huyết như: Xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu cam, răng miệng, vị trí nơi tiêm truyền…). Nghiêm trọng hơn là chảy máu trong: đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, rong kinh…
Người bệnh có nguy cơ xuất huyết cần nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại, hạn chế can thiệp các thủ thuật (tránh can thiệp vào các tĩnh mạch lớn, khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, bẹn, dưới đòn).
Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế năm 2019, người bệnh sốt xuất huyết cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 50 g/L và có các triệu chứng xuất huyết. Người bệnh không có triệu chứng xuất huyết trên lâm sàng, tiểu cầu dưới 5 g/L thì mới cần truyền tiểu cầu.
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?
Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue:
– Tăng quá trình dị hoá, tăng sử dụng năng lượng, mất các chất dinh dưỡng.
– Chán ăn, tiêu hoá chậm (xuất huyết tiêu hoá), không ăn bằng miệng được (biến chứng não).
– Cách ăn tuỳ thuộc diễn biến của bệnh.
Chế độ ăn:
– Protein: thường nhu cầu cao hơn bình thường, nên dùng Protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá.
– Lipid và cacbohydrat: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật.
– Đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả, mật ong.
– Bữa ăn: Chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày)
– Thực phẩm: Mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.
Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết. |
Người bệnh sốt xuất huyết không biến chứng nên:
– Hạn chế ăn kiêng, nên ăn thức ăn lỏng hoặc mềm.
– Chế độ ăn chủ yếu là sữa, nước đường, nước trái cây. Tăng dần năng lượng bằng cháo thịt, súp, sữa chua, phở, cơm mềm có canh tuỳ theo nhu cầu ăn uống của người.
– Tăng đường đơn giản: fructose, sarcarose như mật ong, trái cây, mía, nếu không có bệnh tiểu đường kèm theo.
– Khuyến khích trẻ ăn nhiều bằng những món ăn hấp dẫn hơn là ép ăn những gì trẻ không thích.
Sốt xuất huyết Dengue có sốc: Trong những ngày đầu nuôi bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày.
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá: Nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết tiêu hoá.
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có biến chứng não (Hôn mê): Nuôi ăn qua ống thông và phối hợp với đường tĩnh mạch. Chú ý cần thận trọng khi chỉ định đặt ống thông dạ dày. Nếu thời gian hôn mê lâu (>7 ngày) thì phải nuôi dưỡng đủ nhu cầu theo lứa tuổi. Khi bệnh nhân hồi tỉnh tập ăn bằng miệng.
Giai đoạn hồi phục: Tăng lượng, tăng đạm, ăn bù một bữa một ngày như tăng bữa phụ (chè, cháo, sữa chua, trái cây). Vẫn nên ăn thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.
ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM SỐT XUẤT HUYẾT1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Thời gian:
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:
Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch khám và chi phí dịch vụ y tế theo yêu cầu 2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: Thời gian: Từ thứ Ba – Chủ nhật (nghỉ thứ Hai và các ngày Lễ, Tết): 8h00 – 12h00 và 13h30-17h00
|
Trương Hằng (tổng hợp)
Bài viết liên quan
Biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trong đại dịch COVID-19
15 Tháng Bảy, 2020Vào cuối mùa xuân và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn – vector trung gian truyển bệnh phát triển,…
Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
16 Tháng Bảy, 2020Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng…
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
03 Tháng Bảy, 2020Vai trò của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (trước đây thường gọi là xét nghiệm…
Những ưu điểm khi xét nghiệm máu tại điểm hiến máu cố định
30 Tháng Sáu, 2021Ai cũng hiểu rằng cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên chúng ta lại rất ngại đến bệnh viện vì sợ mất thời gian. Nếu như…