Phân biệt sốt xuất huyết và COVID-19
Cả sốt xuất huyết và COVID-19 đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Tuy các triệu chứng khá giống nhau nhưng hai bệnh có những điểm đặc trưng riêng về yếu tố dịch tễ, đường lây truyền, diễn biến bệnh.
1. Đặc điểm giống nhau giữa sốt xuất huyết và COVID-19
– Đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra.
– Dấu hiệu phổ biến là sốt, đau đầu, mỏi người, ớn lạnh.
– Các triệu chứng diễn biến từ nhẹ đến nặng.
– Với triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi và có thể tự hồi phục tại nhà.
– Có nguy cơ diễn biến nặng, có thể gây tử vong, đặc biệt với những người mắc bệnh nền.
– Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi.
Xem thêm: Sốt xuất huyết và những điều cần biết
Điểm chung và khác nhau giữa 2 bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, ảnh: VTC14
2. Điểm khác nhau giữa sốt xuất huyết và COVID-19
Sốt xuất huyết |
COVID-19 |
Quá trình lây nhiễm |
|
– Do virus Dengue gây ra.
– Lây qua đường truyền máu do muỗi truyền sang người qua vết đốt của muỗi vằn Aedes. – Muỗi vằn hút máu ở người bệnh bị sốt xuất huyết và truyền bệnh cho người khỏe mạnh. |
– Do virus SARS-CoV-2 gây ra.
– Lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc gần. – Một số trường hợp bị mắc bệnh do tiếp xúc với bề mặt như nắm cửa, bàn ghế… |
Thời gian ủ bệnh |
|
Từ 3-10 ngày, thường là 5-7 ngày | Từ 1-14 ngày, trung bình là 4-7 ngày |
Triệu chứng thông thường |
|
– Sốt cao đột ngột từ 39 – 41 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày
– Đau đầu, nhức mỏi toàn thân – Đau bụng, buồn nôn – Da và kết mạc sung huyết – Chấm xuất huyết ngoài da |
– Ho, hắt hơi, đau rát họng
– Ớn lạnh, tức ngực – Mất vị giác và khứu giác – Ngạt mũi, chảy nước mũi – Buồn nôn, nôn – Tiêu chảy |
Triệu chứng trở nặng |
|
– Đột nhiên đau bụng và cảm giác đau tăng dần.
– Bồn chồn trong người, vật vã, li bì – Số lần và số lượng đi tiểu giảm hơn – Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, mũi…, chảy máu niêm mạc, nội tạng. – Đi ngoài ra máu, nôn ra máu. – Giảm tiểu cầu. – Da xung huyết, dễ bị bầm tím khi va đập – Sốc giảm thể tích, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan.
|
– Khó thở kéo dài từ 5-8 ngày.
– Thiếu oxy. – Suy hô hấp cấp sau 8-12 ngày. – Suy đa cơ quan |
Mời các bạn đọc thêm bài: giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết ảnh hưởng gì đến cơ thể?
3. Cần làm gì để phòng tránh 2 bệnh truyền nhiễm này
Với các triệu chứng cơ bản khá giống nhau và hiện tại cũng là thời điểm giao mùa, chúng ta cần áp dụng ngay các biện pháp để phòng tránh bệnh truyền nhiễm này và COVID-19.
– Tham khảo bài viết 8 cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho cư dân sống ở đô thị
– Đảm bảo giữ vệ sinh môi trường, diệt muỗi, phòng muỗi đốt, giữ vệ sinh cá nhân, làm sạch các bề mặt.
– Tuân thủ 5K để phòng chống COVID-19.
– Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với người có các dấu hiệu mắc bệnh.
– Nhận biết được các dấu hiệu nghi ngờ của sốt xuất huyết và COVID-19 để kịp thời thông báo cho nhân viên y tế.
– Thông báo cho cơ sở y tế để khai thác yếu tố dịch tễ cẩn thận, khai báo trung thực, không tự ý điều trị tại nhà.
Gia Thắng (tổng hợp)
Bài viết liên quan
Cảnh giác với dịch sốt xuất huyết trong mùa mưa
25 Tháng Chín, 2021Sốt xuất huyết là bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát mạnh từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm do đây là thời điểm mùa mưa, cộng…
Truyền hai lít máu cứu bé trai tái sốc sốt xuất huyết
10 Tháng Chín, 2020Bé trai 13 tuổi, ở Trà Vinh, sốc sốt xuất huyết hai lần, biến chứng suy đa cơ quan, chảy máu tiêu hóa, tràn dịch màng phổi đã qua cơn…
Biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trong đại dịch COVID-19
15 Tháng Bảy, 2020Vào cuối mùa xuân và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn – vector trung gian truyển bệnh phát triển,…