Trường hợp nào phải trì hoãn hiến máu
Để đảm bảo an toàn cho người hiến máu cũng như chất lượng đơn vị máu truyền cho người bệnh, một số trường hợp sẽ phải trì hoãn trong thời gian nhất định mới có thể tham gia hiến máu. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:
AI PHẢI TRÌ HOÃN HIẾN MÁU 12 THÁNG?
- Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa.
- Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh: sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não.
- Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
- Tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu.
- Tiêm, truyền kháng thể chống viêm gan B.
- Sử dụng thuốc trong thành phần có chất Dutasteride (ví dụ: Avodart, Avolve, Jalyn).
AI PHẢI TRÌ HOÃN HIẾN MÁU 6 THÁNG?
- Xăm trổ trên da.
- Bấm dái tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể.
- Phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu.
- Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh: thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tuỷ xương, viêm tụy.
AI PHẢI TRÌ HOÃN HIẾN MÁU 3 THÁNG
Những người phải trì hoãn hiến máu trong 03 tháng kể từ thời điểm ngừng sử dụng thuốc trong thành phần có một trong các chất sau:
- Finasteride (ví dụ: Proscar, Propecia);
- Isotretinoin hoặc 13-cis-retinoic acid (ví dụ: Accutane, Sotret, Claravis, Amnesteem);
- Tretinoin (ví dụ: Retin-A, Atralin, Renova, Avita, Altinac).
AI PHẢI TRÌ HOÃN HIẾN MÁU 4 TUẦN?
- Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh: viêm dạ dày ruột, viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm trùng, viêm phế quản, viêm phổi, sởi, ho gà, quai bị, sốt xuất huyết, kiết lỵ, rubella, tả;
- Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG.
- Có kết quả xét nghiệm huyết sắc tố thấp trong lần xét nghiệm gần nhất tại điểm hiến máu.
AI PHẢI TRÌ HOÃN HIẾN MÁU 7 NGÀY
- Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh: cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi họng, viêm họng, đau nửa đầu Migraine;
- Tiêm các loại vắc xin khác (trừ vắc xin phòng bệnh dại, phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG).
- Sử dụng thuốc có chứa acid acetyl salicylic (ví dụ: Aspirin, Aspegic);
- Sử dụng thuốc có chứa clopidogrel (ví dụ: Plavix);
- Sử dụng thuốc có chứa ticlopidine (ví dụ: Ticlid);
- Sử dụng thuốc có chứa piroxicam (ví dụ: Feldene, Fasden, Dolonex, Faxiden, Roxam).
Đối với các trường hợp cụ thể khác, việc trì hoãn hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu tại điểm hiến máu xem xét và quyết định.
Mời Quý vị tham khảo thêm các thông tin cụ thể dưới đây:
- Khỏi sốt xuất huyết bao lâu thì được hiến máu?
- Sau tiêm vắc xin bao lâu có thể hiến máu?
- Đau mắt đỏ có hiến máu được không?
- Một số tiêu chuẩn hiến máu cơ bản
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Bài viết liên quan
Sau tiêm vắc xin bao lâu có thể hiến máu?
11 Tháng Một, 2024Để đảm bảo an toàn cho người hiến máu cũng như chất lượng đơn vị máu và tùy cơ chế tác động phòng bệnh của vắc xin, mà mỗi loại…
Khỏi sốt xuất huyết bao lâu thì được hiến máu?
19 Tháng Mười, 2023Do đang vào cao điểm mùa mưa nên dự báo số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng nếu…