Hưởng ứng ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024
Ngày 17 tháng 9 hàng năm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là Ngày An toàn người bệnh Thế giới (World Patient Safety Day) nhằm nâng cao nhận thức về an toàn người bệnh và thúc đẩy các biện pháp để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe. Chủ đề được lựa chọn năm 2024 là “Nâng cao năng lực chẩn đoán vì sự an toàn của người bệnh – Improving diagnosis for patient safety”.
Chiến dịch toàn cầu Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm nay nhấn mạnh nhu cầu đảm bảo an toàn cho các quy trình chẩn đoán. Chiến dịch kêu gọi các quốc gia thành viên và các bên liên quan ưu tiên áp dụng các chiến lược nhằm giảm thiểu sự cố trong chẩn đoán, thường do nguyên nhân kết hợp giữa vấn đề nhận thức cá nhân của nhân viên y tế và sự vận hành chung của hệ thống y tế. Những yếu tố này tác động sâu sắc đến việc nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng quan trọng cũng như việc giải thích và truyền đạt nhầm kết quả chẩn đoán cho người bệnh.
Theo thống kê của WHO, mức độ nghiêm trọng của sự cố chẩn đoán là rất lớn, chiếm gần 16% tổng các sự cố y khoa có thể phòng ngừa được trên khắp các hệ thống y tế. Thông qua khẩu hiệu “Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn! – Get it right, make it safe!”, WHO kêu gọi những nỗ lực chung nhằm giảm đáng kể các sự cố chẩn đoán thông qua các biện pháp can thiệp toàn diện bắt nguồn từ tư duy hệ thống đến các yếu tố con người với sự tham gia tích cực của người bệnh, người nhà, nhân viên y tế và các cấp lãnh đạo quản lý ngành y tế. Các biện pháp can thiệp bắt đầu từ việc xác định toàn bộ tiền sử người bệnh, tiến hành kiểm tra lâm sàng kỹ lưỡng đến việc cải thiện khả năng tiếp cận các xét nghiệm chẩn đoán, áp dụng công nghệ thông tin và rút kinh nghiệm từ các sự cố chẩn đoán đã xảy ra.
Mục tiêu của Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024:
1. Nâng cao nhận thức toàn cầu về hậu quả của sự cố trong chẩn đoán đến người bệnh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chẩn đoán chính xác, kịp thời trong bảo đảm an toàn người bệnh.
2. Tăng cường vai trò của nâng cao năng lực chẩn đoán trong ban hành chính sách về an toàn người bệnh và thực hành lâm sàng ở mọi cấp độ của hệ thống y tế.
3. Thúc đẩy sự hợp tác từ cấp quản lý nhà nước, lãnh đạo ngành y tế đến hiệp hội người hành nghề, hội đồng người bệnh, và các tổ chức chính trị xã hội liên quan… để đồng bộ về chính sách, chiến lược cho mục tiêu chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn.
4. Khuyến khích sự tham gia của người bệnh người nhà cùng với nhân viên y tế, các lãnh đạo, quản lý bệnh viện để nâng cao năng lực chẩn đoán.
Theo WHO, Bộ Y Tế
Bài viết liên quan
Đảm bảo tốt chất lượng xét nghiệm sàng lọc máu để có chế phẩm máu an toàn cho người bệnh
12 Tháng Tư, 2024Ngày 12/4/2024, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương phối hợp với Công ty TNHH Roche Việt Nam tổ chức chương trình đào tạo “Ứng dụng công nghệ xét…
Bệnh đa hồng cầu nguyên phát và những biến chứng nguy hiểm
14 Tháng Chín, 2024Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh lý huyết học được phát hiện khi làm xét nghiệm máu. Bệnh thường gặp sau 60 tuổi, tuy nhiên, trên thực tế cũng…
Infographic: Hướng dẫn xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh (thalassemia)
16 Tháng Tám, 2024Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) cao trên thế giới với khoảng 14 triệu người mang gen…