Cha mẹ cần lưu ý tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ vị thành niên
Nữ sinh N. N. H. mới trải qua kỳ thi vào lớp 10 mùa hè năm nay. Khi chuẩn bị nhập học, em H. đi khám sức khoẻ ở địa phương mới phát hiện mình thiếu máu thiếu sắt.
Xét nghiệm lúc mới nhập viện tại Viện Huyết học – Truyền máu TW cho thấy lượng huyết sắc tố của H. chỉ đạt 65 g/L (Đối với trẻ em, lượng huyết sắc tố dưới 110 g/L được coi là thiếu máu).
Em H. nhớ lại những lúc học môn thể dục tại trường, em không thể tập gắng sức như các bạn. Ngoài ra, nữ sinh cũng cảm thấy mệt mỏi khi phải leo dốc trong những chuyến đi chơi gần đây. Biểu hiện bên ngoài thấy rõ nhất ở H. là da xanh và môi nhợt nhạt.
Theo BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW, đối tượng dễ mắc thiếu máu thiếu sắt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trẻ em vị thành niên. Phụ nữ thường gặp tình trạng mất máu mãn tính như cường kinh, rong kinh. Đối tượng trẻ vị thành niên có nhu cầu dinh dưỡng rất cao nhưng cung cấp dinh dưỡng lại chưa đáp ứng đủ, thậm chí có trường hợp ăn kiêng để giảm cân.
Thiếu máu do thiếu sắt không phải là một bệnh lý cấp tính. Biểu hiện phổ biến nhất là mệt mỏi, khó tập trung, giảm năng suất làm việc. Người bệnh tự khắc phục bằng cách nghỉ ngơi và thường xem nhẹ việc đi khám.
Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh. Về lâu dài tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Một số triệu chứng khác có thể xảy ra khi bị thiếu máu do thiếu sắt như:
- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy
- Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu
- Đau ngực, khó thở
- Tim đập nhanh
- Chán ăn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn kinh nguyệt
Khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện và điều trị kịp thời.
Nhiều người cho rằng khi thiếu máu là ngay lập tức bổ sung sắt, tuy nhiên điều đó chưa đúng. BSCKII. Nguyễn Thị Thảo cho biết thiếu sắt là một trong nhiều nguyên nhân gây thiếu máu. Vì vậy, trước khi bổ sung sắt, người dân cần làm xét nghiệm máu để biết được cơ thể có thực sự thiếu sắt hay không thì mới bổ sung sắt.
Tuỳ tình trạng thiếu sắt mà có mức độ điều trị phù hợp:
- Giai đoạn nhẹ: Sử dụng thuốc sắt qua đường uống
- Giai đoạn nặng: Sử dụng sắt truyền, thậm chí phải truyền máu
Tại Viện Huyết học – Truyền máu TW, xét nghiệm nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu thiếu sắt là một trong những xét nghiệm cơ bản. Cha mẹ có con đang trong độ tuổi vị thành niên cần lưu ý đến sức khoẻ của con để có thể trạng tốt nhất bước vào năm học mới.
ĐỊA ĐIỂM KHÁM – XÉT NGHIỆM:1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Thời gian:
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:
Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch khám và chi phí dịch vụ y tế theo yêu cầu 2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: Thời gian: Từ thứ 3 – Chủ nhật: 8h00 – 17h00.
Lưu ý: Thời gian nghỉ trưa từ 12h00 – 13h30. |
Hải Yến (tổng hợp) – Thiết kế: Trần Chiến
Bài viết liên quan
Thiếu máu thiếu sắt kéo dài dẫn đến suy giảm nhận thức
12 Tháng Năm, 2021Hiện nay, ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt vi các chất dinh dưỡng khác. Trước…
Thiếu máu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
07 Tháng Mười Một, 2022Thiếu máu là tình trạng rất thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Rất nhiều người nghĩ rằng thiếu máu là một “bệnh”. Tuy nhiên, theo các…
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
03 Tháng Bảy, 2020Vai trò của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (trước đây thường gọi là xét nghiệm…
Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?
29 Tháng Năm, 2020Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống. Thiếu máu gây ra…