Đẩy mạnh các khóa đào tạo về chẩn đoán, điều trị thalassemia
Thalassemia là bệnh lý di truyền phổ biến nhất tại Việt Nam với khoảng 14 triệu người mang gen bệnh thalassemia và trên 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Người bệnh thalassemia phải định kỳ truyền máu (khối hồng cầu), thải sắt và điều trị biến chứng tại các bệnh viện.
Để người bệnh và gia đình người bệnh tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, sinh hoạt trong quá trình đi viện, giảm bớt thời gian nghỉ học, nghỉ làm, điều quan trọng nhất là người bệnh thalassemia được chẩn đoán, điều trị, chăm sóc tại địa phương nơi sinh sống, tốt nhất là tại các bệnh viện tuyến huyện.
Tuy nhiên, hiện nay, công tác điều trị thalassemia tại nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn và chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, huyện vẫn còn thiếu cán bộ y tế chuyên trách về thalassemia, thiếu trang thiết bị cũng như thuốc thải sắt…
Trong những năm qua, Viện Huyết học – Truyền máu TW đã đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, sẵn sàng cung cấp máu giúp nhiều bệnh viện tỉnh, thậm chí một số bệnh viện tuyến huyện cũng có thể chẩn đoán ban đầu và điều trị cho người bệnh thalassemia.
Năm 2022, Viện tiếp tục triển khai các lớp chuyển giao kỹ thuật chẩn đoán, điều trị thalassemia trực tiếp tại Viện theo nhu cầu của các bệnh viện, song song với các khóa tập huấn trực tuyến theo Đề án Khám chữa bệnh từ xa đã được Bộ Y tế phê duyệt.
TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia tập huấn nội dung “Tổng quan về thalassemia” cho các học viên học trực tiếp tại Viện và học trực tuyến qua ứng dụng Zoom
Lớp chuyển giao kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh thalassemia trực tiếp tại Viện sẽ kéo dài trong 4 tuần (từ ngày 23/5-17/6/2022) với sự tham gia của các bác sĩ đến từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Điện Biên, Ninh Bình, Bệnh viện Hữu Nghị – Việt Tiệp Hải Phòng, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, Trung tâm Huyết học – Truyền máu Nghệ An.
Khóa tập huấn trực tuyến “Hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và quản lý bệnh thalassemia” được tổ chức từ ngày 24 – 27/5/20222 thông qua ứng dụng Zoom dành cho khoảng 70 học viên của một số bệnh viện Sản, Nhi và các bệnh viện tỉnh Lai Châu, Sơn La, Bệnh viện Yên Bái, Bắc Giang, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên.
Chương trình tập huấn trực tuyến gồm các nội dung sau:
Thời gian | Nội dung | Cán bộ thực hiện |
Ngày 25/5/2022 |
||
8h30-9h00 | Giới thiệu chương trình, thông báo quy định lớp học | Ban Tổ chức |
9h00-11h30 | Tập huấn: Tổng quan về thalassemia | TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hà
Giám đốc Trung tâm Thalassemia |
11h30-12h00 | Thảo luận, giải đáp thắc mắc | |
Ngày 26/5/2022 |
||
9h00-11h30 | Cơ chế di truyền bệnh thalassemia – Phòng bệnh thalassemia | BSCKII. Vũ Hải Toàn
Phó Giám đốc Trung tâm Thalassemia |
11h30-12h00 | Thảo luận, giải đáp thắc mắc | |
Ngày 27/5/2022 |
||
9h00-10h00 | Điều trị bệnh thalassemia | ThS. Đặng Thị Vân Hồng
Trung tâm Thalassemia |
10h00-11h00 | Điều trị cắt lách: chỉ định, theo dõi và điều trị biến chứng sau cắt lách | ThS. Nguyễn Thị Chi
Trung tâm Thalassemia |
11h00-11h30 | Thảo luận, giải đáp thắc mắc |
Hy vọng rằng, thông qua các khóa đào tạo, tập huấn, chất lượng chất lượng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc thalassemia tại các bệnh viện sẽ được nâng cao, người bệnh có thể được điều trị ngay tại địa phương và hướng tới cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Các bệnh viện, cơ sở y tế có nhu cầu đào tạo, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật về chuyên khoa Huyết học – Truyền máu vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỈ ĐẠO TUYẾN
|
Trương Hằng, ảnh: Công Thắng
Bài viết liên quan
Hội thảo Tối ưu hóa quản lý bệnh bạch cầu mạn dòng lympho
24 Tháng Năm, 2022Nhằm phổ biến, cập nhật những kiến thức mới cho các cán bộ y tế trong điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng lympho, Viện Huyết học – Truyền máu…
Hướng dẫn xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh (thalassemia)
26 Tháng Chín, 2022Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) cao trên thế giới với khoảng 12 triệu người mang gen…
Hỗ trợ chi phí chẩn đoán trước sinh cho các gia đình có con bị bệnh thalassemia
13 Tháng Năm, 2022Thalassemia – tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền phổ biến nhất trên thế giới và Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có tỷ lệ mang…
Tan máu bẩm sinh (thalassemia) là gì và điều trị như thế nào?
28 Tháng Tư, 2021Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm…
Người bệnh tan máu bẩm sinh nên ăn uống như thế nào?
03 Tháng Sáu, 2020Người bệnh tan máu bẩm sinh thường bị quá tải sắt. Sắt dư thừa này tích tụ trong gan, tim, tinh hoàn/ buồng trứng và tuyến yên, từ đó làm…