Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết ảnh hưởng gì đến cơ thể?
Khi cơ thể chúng ta bị mắc sốt xuất huyết sẽ dẫn đến nguy cơ giảm tiểu cầu, đây là một trong những biểu hiện nghiêm trọng của bệnh này.
Tháng 6 hàng năm là thời gian mùa dịch sốt xuất huyết quay trở lại, bạn đã làm gì để bảo vệ gia đình, con cái của mình chưa. Nào, hãy cùng chúng tôi trang bị sớm những kiến thức cơ bản về bệnh sốt xuất huyết nhé.
Thông tin dành cho bạn: Sốt xuất huyết và những điều cần biết |
Giảm tiểu cầu là gì?
– Tiểu cầu là các tế bào máu nhỏ được sản xuất từ tủy xương, có chức năng tham gia quá trình đông cầm máu.
– Tiểu cầu được coi là giảm khi số lượng tiểu cầu còn dưới 150G/l bằng xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (hay xét nghiệm công thức máu)
Tại sao tiểu cầu lại giảm do sốt xuất huyết?
Điều này xảy ra do một số cơ chế:
– Tủy xương bị ức chế: tủy xương là nơi sản xuất tiểu cầu.
– Tiểu cầu bị phá hủy: Các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn người bệnh bị sốt xuất huyết đã phá hủy một lượng lớn tiểu cầu.
– Tăng kết dính tiểu cầu với các tế bào nội mạch.
– Tiểu cầu bị các tế bào thực bào phá hủy…
Những kiến thức hay để phòng, chữa bệnh sốt xuất huyết mà bạn bỏ quên
Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu ở giai đoạn nào của bệnh?
Thông thường sẽ chia làm 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: 2-3 ngày đầu: người bệnh sốt cao, đau đầu, đau mỏi các bắp tay bắp chân, giống như sốt do các virus thông thường khác và chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu.
– Giai đoạn 2: ngày thứ 4-7: số lượng tiểu cầu thường giảm đáng kể có thể gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.
– Giai đoạn 3: ngày thứ 8-9: tiểu cầu dần trở lại mức bình thường, người bệnh có thể nổi các nốt ngứa trên da trong vài ngày.
Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch khám và chi phí dịch vụ y tế theo yêu cầu |
Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào?
Các biểu hiện của giảm tiểu cầu hết sức đa dạng từ nhẹ đến nặng:
– Xuất huyết trên da: các chấm xuất huyết rải rác hoặc ở cẳng tay cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng…
– Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài có phân đen hoặc máu, đi tiểu ra máu. Ở nữ có thể có kinh nguyệt kéo dài hoặc đến sớm hơn kỳ hạn.
– Xuất huyết nặng:
- Thoát huyết tương qua thành mạch, kéo theo mất nước
- Chảy máu mũi nặng
- Ra máu âm đạo nặng
- Xuất huyết trong cơ và phần mềm
- Xuất huyết nội tạng (dạ dày, gan, lách, phổi, thận…), xuất huyết não
- Xuất huyết kèm tình trạng sốc, vật vã, bứt rứt, tay chân lạnh, mạch nhanh, tiểu ít…
- Suy hô hấp, suy tim, gan hoặc các cơ quan khác.
Nếu có các biểu hiện trên, bạn đọc và quý vị hãy mau chóng đi xét nghiệm máu để phát hiện sớm bệnh nếu đúng là sốt xuất huyết và điều trị kịp thời.
Điều trị sớm: Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào? |
Chuẩn bị phòng bệnh như thế nào?
Đầu tháng 6 là thời gian mùa dịch sốt xuất huyết thường quay trở lại, các đợt nắng nóng và mưa lớn kéo dài liên tục sẽ là cơ hội tốt cho muỗi truyền bệnh sinh sôi phát triển. Để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới, chúng ta cùng lưu ý như sau:
- Đậy kín hoặc úp tất cả dụng cụ chứa nước (chậu, gáo, xô…) để muỗi không vào đẻ trứng
- Diệt lăng quăng, bọ gậy đều đặn hằng tuần bằng cách thả cá, vôi bột, muối
- Vệ sinh môi trường quanh nhà, phát quang các lùm cây, bụi rậm, khai thông cống rãnh…
- Kiểm tra hệ thống vòi nước, ống dẫn nước để phát hiện rò rỉ nếu có và sửa chữa kịp thời.
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, chai, lọ, mảnh chai,lu vỡ
- Mắc màn khi đi ngủ, mặc quần áo dài hoặc sử dụng thuốc bôi chống muỗi
- Khi bị sốt hãy tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị khi cần.
ĐỊA ĐIỂM HIẾN MÁU – XÉT NGHIỆM:1. Viện Huyết học – Truyền máu TW
Từ thứ 2- thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu). HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:
2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện tại Hà Nội: Từ thứ 3 – Chủ nhật: 8h00 – 12h00 và 13h30 – 17h00.
https://www.youtube.com/watch?v=lIEOswTM25c |
Gia Thắng (Tổng hợp)
Bài viết liên quan
Sốt xuất huyết và những điều cần biết
05 Tháng Mười Một, 2020Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi…
Biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trong đại dịch COVID-19
15 Tháng Bảy, 2020Vào cuối mùa xuân và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn – vector trung gian truyển bệnh phát triển,…
Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?
20 Tháng Chín, 2022Theo chu kỳ hàng năm, dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng vào mùa mưa. Dịch sốt xuất huyết đạt đến đỉnh vào khoảng tháng 10 – tháng…
Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?
22 Tháng Một, 2021“Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền?” Đó là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm trước khi đi khám, xét nghiệm để tránh bị động về tài chính. Tuy…