Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Hết F0 bao lâu thì được hiến máu?

Trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 không ngừng tăng nhanh trên cả nước, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương vừa cập nhật một số nội dung trong đảm bảo an toàn tiếp nhận máu và phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, các trường hợp mắc COVID-19 (F0) có thể hiến máu sau 10 ngày kể từ thời điểm đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: âm tính với virus SARS-CoV-2 (phương pháp PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên) và không còn một hoặc nhiều triệu chứng (sốt, ho, khó thở, tiêu chảy…).

Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA cũng không khuyến cáo phải xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người hiến máu.

Sau tiêm phòng vắc xin COVID-19, nếu sức khỏe ổn định thì có thể hiến máu sau 07 ngày với các loại vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt; sau 01 tháng với các loại vắc xin sống giảm độc lực hoặc không nhớ chính xác loại vắc xin đã được tiêm và sau 06 tháng với người tham gia thử nghiệm vắc xin. Thời gian trì hoãn này cũng phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu.

Mục đích của việc trì hoãn ít ngày này để các tác dụng của vắc xin được dung nạp tốt nhất sau tiêm, đảm bảo sức khỏe người hiến máu sau tiêm (không còn những phản ứng thông thường như: sốt, mệt, đau mỏi người) và tránh được các phản ứng sau hiến máu.

Với các trường hợp tiếp xúc gần (F1), thời gian trì hoãn hiến máu sẽ áp dụng theo quy định của Bộ Y tế về cách ly y tế với F1. Cụ thể tại thời điểm hiện tại, theo Công văn số 762/BYT-DP ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế, thực hiện cách ly y tế 05 ngày với F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine phòng COVID-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1; và cách ly y tế 07 ngày với F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Quy định hiện hành của Bộ Y tế về hướng dẫn cách ly y tế với các trường hợp F1.

Đồng thời, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cũng lưu ý người hiến máu các điểm sau:

  • Chỉ đăng ký hiến máu khi thực sự khỏe mạnh và không có các nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường truyền máu, không có các yếu tố nguy cơ liên quan đến COVID-19.
  • Trả lời đầy đủ, trung thực các câu hỏi về tình trạng sức khỏe, các yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19.
  • Khai báo y tế qua ứng dụng PC-COVID.
  • Tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế khi tham gia hiến máu. Đây là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo an toàn phòng chống COVID-19 khi tham gia hiến máu.
  • Hiến máu khi đáp ứng tiêu chuẩn: cân nặng ≥ 42 kg với nữ và ≥ 45kg với nam; xét nghiệm huyết sắc tố: ≥ 120 g/l. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng.
  • Nếu đã từng hiến máu: cách lần hiến máu gần nhất tối thiểu 12 tuần, cách lần hiến tiểu cầu gần nhất tối thiểu 3 tuần.
  • Mang theo CMT/CCCD hoặc giấy tờ tùy thân hợp lệ khi đến hiến máu.

Thảo Nguyên

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan

      Có thể hiến máu sau tiêm vắc xin COVID-19 bao lâu?

      18 Tháng Chín, 2021

      Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 phức tạp, hiện tại không có quy định là phải tiêm vắc xin COVID-19 mới được hiến máu. Nhưng nếu đã tiêm vắc xin…

      Quy định mới nhất về thời gian cách ly với F1

      22 Tháng Hai, 2022

      Chiều 21/2, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 762/BYT-DP về việc cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 (F0) và các trường hợp tiếp xúc…

      Lưu ý trước và sau hiến máu

      13 Tháng Bảy, 2021

      Hiến máu là hành động cao đẹp, giúp mang đến món quà sức khỏe vô giá cho người bệnh. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn giữ sức khỏe…

      Tiêu chuẩn hiến máu

      11 Tháng Một, 2020

      Để có thể hiến máu cần các tiêu chuẩn như: Tiêu chuẩn về tuổi, cân nặng, huyết sắc tố của người hiến máu. Người hiến máu không bị nhiễm hoặc…

      Hiến tiểu cầu – bạn có biết?

      22 Tháng Một, 2020

      Bên cạnh hiến máu, ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến việc hiến tiểu cầu. Vậy hình thức này có khác gì so với hiến máu toàn phần…