Hội thảo “Cập nhật một số phương pháp điều trị bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia”
Nhằm cập nhật kiến thức y khoa cho các cán bộ y tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều trị và chăm sóc người bệnh tan máu bẩm sinh, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Huyết học Anh (BSH) tổ chức hội thảo khoa học trực tuyến “Cập nhật một số phương pháp điều trị bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia”. Hội thảo do TS.BS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW chủ trì.
Tại hội thảo, bà Nandini Sadasivam, Khoa Huyết học, Bệnh viện Hoàng gia Manchester, đồng thời là lãnh đạo mạng lưới Thalassemia phía Bắc Anh quốc, lãnh đạo nhóm bệnh Thalassemia tại người trưởng thành, Tổ công tác quốc gia về bệnh huyết sắc tố sẽ trình bày về các vấn đề:
- Phương pháp phối hợp thải sắt với theo dõi và quản lý bệnh thalassemia.
- Liệu pháp gen và phương pháp chỉnh sửa gen trong điều trị Beta thalassemia.
- Theo dõi và điều trị huyết khối sau cắt lách
Hội thảo được tổ chức trực tuyến thông qua phần mềm Zoom từ 16h00 – 18h00, ngày 21/9/2021. Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm, có nhu cầu tham dự Hội thảo liên hệ với Phòng Đối ngoại, Viện Huyết học – Truyền máu TW theo số điện thoại 024 3782 4258.
Theo báo cáo của Liên đoàn Thalassemia Thế giới năm 2012 (TIF – Thalassemia International Federation), có khoảng 7% dân số trên thế giới mang gen bệnh huyết sắc tố và thalassemia.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organisation), bệnh huyết sắc tố (HST) ảnh hưởng tới 71% số nước trên thế giới; khoảng 7% phụ nữ có thai mang gen bệnh huyết sắc tố và khoảng 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị mang gen bệnh. Mỗi năm có khoảng 60.000 – 70.000 trẻ em sinh ra bị bệnh thalassemia mức độ nặng. Bệnh tập trung nhiều ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, ở nước ta có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh thalassemia và có trên 20.000 người bệnh mức độ nặng cần phải điều trị cả đời. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh thalassemia, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Thalassemia đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, gây ra hệ lụy cho đời sống của người bệnh và cộng đồng. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh được khi chúng ta có hiểu biết đầy đủ về bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh. |
Trương Hằng, thiết kế: Công Thắng
Bài viết liên quan
Hội thảo trực tuyến: Cập nhật kiến thức về Thalassemia trong khu vực Đông Nam Á – ASEAN
14 Tháng Chín, 2021Ngày 15/9/2021, Viện Huyết học – Truyền máu TW phối hợp với Trung tâm Đào tạo Thalassemia Châu Á tổ chức hội thảo trực tuyến cập nhật kiến thức chẩn…
Tập huấn trực tuyến: Chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh rối loạn đông cầm máu
13 Tháng Chín, 2021Trong thời gian qua, người bệnh Hemophilia nói riêng và người bệnh rối loạn đông máu nói chung ở các tỉnh thành đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc…
“Mong anh chị hiến máu để các con được ở bên bố mẹ”
16 Tháng Chín, 2021Một mùa Trung thu nữa lại về, trời Hà Nội trong xanh, bình yên đến thế nhưng trong những phòng bệnh, bao em bé thơ ngây vẫn đang gồng mình…
Tan máu bẩm sinh (thalassemia) là gì và điều trị như thế nào?
28 Tháng Tư, 2021Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm…
Hướng dẫn xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh (thalassemia)
26 Tháng Chín, 2022Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) cao trên thế giới với khoảng 12 triệu người mang gen…
Chẩn đoán trước sinh thalassemia (tan máu bẩm sinh) được tiến hành như thế nào?
04 Tháng Năm, 2021Hiện nay, tại Việt Nam, có 2 phương pháp chẩn đoán trước sinh thalassemia (tan máu bẩm sinh) là chẩn đoán trước sinh thai nhi và chẩn đoán trước chuyển…