Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Hội thảo IBRUTINIB – Hướng tới thay thế phác đồ quy ước trong điều trị CLL/SLL

Ngày 28/7/2022, Viện Huyết học – Truyền máu TW phối hợp với Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề IBRUTINIB – Hướng tới thay thế phác đồ quy ước trong điều trị CLL/SLL. Hội thảo sẽ diễn ra từ 14h30 – 16h45 và được phát trực tuyến thông qua ứng dụng Zoom.

Hội thảo được tổ chức nhằm nêu lên các vấn đề trong việc điều trị bệnh lý CLL/SLL bằng các phác đồ thường quy hiện tại và nhu cầu về những phác đồ thay thế hiệu quả hơn. Hội thảo do TS.BS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền Máu TW cùng sự tham dự của các bác sĩ Huyết học đến từ nhiều bệnh viện trên cả nước.

Hiện tại, ở Việt Nam, liệu pháp được coi là tiên tiến nhất trong điều trị CLL/SLL là Ibrutinib. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu pháp này có thay thế được phác đồ quy ước trong điều trị nhóm bệnh lý này hay không? Các nghiên cứu được trình bày trong Hội thảo sẽ nêu lên những lợi ích mà Ibrutinib mang lại và hiệu quả dung nạp, cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân khi được điều trị lâu dài với Ibrutinib. Đồng thời, các chuyên gia cũng sẽ chia sẻ các ca lâm sàng để góp phần trả lời câu hỏi trên.

Các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ cùng thảo luận, trao đổi nhằm mang tới cái nhìn toàn diện về việc ứng dụng Ibrutinib vào điều trị CLL/SLL, đặc biệt là vấn đề quyết định thời điểm lựa chọn liệu pháp điều trị này sớm ngay từ bước đầu hay lần tái phát thứ nhất.

Chương trình hội thảo chi tiết gồm các nội dung:

Thời gian Chương trình Chủ trì/ thực hiện
14h30 – 14h40 Phát biểu khai mạc TS.BS. Bạch Quốc Khánh
14h40 – 15h00 Từ những nhận định mới về liệu pháp hóa chất đến ứng dụng cá thể hóa trong điều trị CLL/SLL TS.BS. Võ Thị Kim Hoa
15h00 – 15h20 IBRUTINIB – Hướng tới thay thế phác đồ quy ước trong điều trị CLL/SLL TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hường
15h20 – 16h35 Thảo luận Các chuyên gia và các bác sĩ tham dự
16h35 – 16h45 Bế mạc TS.BS. Bạch Quốc Khánh

Trân trọng kính mời Quý đồng nghiệp quan tâm, tham dự Hội thảo bằng cách quét mã QR code ở trên hoặc đăng nhập ứng dụng Zoom theo Meeting ID: 206 640 7585 – Password: 123456. 

Lơ xê mi lympho mạn (Chronic Lymphocytic Leukemia – CLL) là bệnh lý tăng sinh lympho ác tính đặc trưng bởi sự tích lũy các tế bào lympho B trưởng thành, kích thước nhỏ trong máu ngoại vi, tủy xương và hạch. Theo xếp loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-2016), lơ xê mi lympho mạn và u lympho tế bào nhỏ (small lymphocytic lymphoma – SLL) là 2 biểu hiện khác nhau của cùng một bệnh.

Bệnh Lơ xê mi lympho mạn gặp nhiều hơn ở châu Âu và Mỹ, ít gặp ở châu Á; chiếm khoảng 0,8% trong tổng số các bệnh ung thư nói chung. Tại Mỹ tỷ lệ mắc Lơ xê mi lympho mạn trung bình là 2,7/100.000 người, tỷ lệ này dao động từ < 1 đến 5,5/100.000 người trên toàn Thế giới. Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, nam nhiều hơn nữ (gấp khoảng 2,8 lần).

Nguyên nhân gây bệnh

Đến nay, chưa thấy yếu tố đơn độc nào là nguyên nhân gây bệnh. Các nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc lâu với các hóa chất nông nghiệp, chất độc màu da cam và làm việc lâu dài trong môi trường điện từ trường, nhiễm các virus viêm gan C, Epstein-Barr virus có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đã có một vài báo cáo về các gia đình có nhiều người cùng mắc lơ xê mi lympho mạn.

Triệu chứng lâm sàng

– Có đến 25% người bệnh không có triệu chứng lúc chẩn đoán, thường được phát hiện tình cờ là tăng tế bào lympho trong máu ngoại vi không giải thích được. Một số khác chỉ có dấu hiệu mệt mỏi hoặc hạn chế hoạt động thể lực. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể sụt cân, nhiễm trùng tái diễn, xuất huyết do giảm tiểu cầu và thiếu máu.

– Trên 80% có hạch to, phần lớn ở vùng cổ, thượng đòn và nách; có thể từ một hạch rất nhỏ cho đến nhiều hạch lớn. Hạch không đau, không dính, mật độ chắc. Một tỷ lệ khá lớn có hạch ổ bụng có thể phát hiện được trên phim chụp cắt lớp vi tính.

– Lách to ở 50% người bệnh, thường to nhẹ đến vừa. Đôi khi lách to có thể gây cường lách, dẫn đến thiếu máu và giảm tiểu cầu.

– Ít gặp gan to và thâm nhiễm ngoài hạch, một số có biểu hiện viêm mũi mạn tính do thâm nhiễm các tế bào dòng lympho.

Các triệu chứng tiến triển từ từ, mờ nhạt trong thời gian dài, người bệnh ít để ý.

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan