Hơn 90% người dân Việt Nam chấp nhận tiêm vắc xin COVID-19
Nghiên cứu thăm dò do một tổ chức quốc tế thực hiện gần đây cho thấy Việt Nam thuộc nhóm có mức độ chấp nhận vắc xin COVID-19 cao nhất, với tỷ lệ hơn 90%
Thông tin trên được ThS Vũ Mạnh Cường- Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) cho biết tại hội nghị trực tuyến tập huấn triển khai kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức sáng 6/3.
Cụ thể, đây là khảo sát do Mạng lưới nghiên cứu thị trường độc lập toàn cầu (WIN) thực hiện gần đây. WIN đã thực hiện cuộc khảo sát này đối với 32 quốc gia với gần 27.000 người phản hồi, trong khi cuộc khảo sát tại Phần Lan do công ty Taloustutkimus tiến hành.
ThS Vũ Mạnh Cường- Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng Ảnh:Trần Minh
Theo đó, Trung Quốc, Việt Nam và Đan Mạch có mức độ chấp nhận vắc xin COVID-19 cao nhất với hơn 90%.
Cũng theo nghiên cứu này, ở Việt Nam, 100% những người được hỏi hoàn toàn ủng hộ các biện pháp chống dịch của Chính phủ.
Liên quan đến công tác truyền thông cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19, Phó Vụ trưởng Vũ Mạnh Cường nhấn mạnh, những nội dung cần tập trung là tuyên truyền về Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/20; Cung cấp thông tin chính xác về: quá trình nghiên cứu, phát triển sử dụng vắc xin trên thế giới và Việt Nam, hiệu quả của từng loại vắc xin mà Việt Nam tiếp cận;
Đồng thời truyền thông thông tin về hiệu quả phòng bệnh, tính an toàn, lịch trình tiêm, các phản ứng sau tiêm; kế hoach triển khai tiêm theo mức độ vắc xin được cung cấp;
Vai trò, trách nhiệm của ngành y tế và nhân viên y tế trong việc triển khai tiêm. Huy động sự ủng hộ, tham gia, hỗ trợ nguồn lực của người dân và cộng đồng.
Lưu ý các địa phương trong công tác truyền thông của chiến dịch tiêm chủng COVID-19, Phó Vụ trưởng Vũ Mạnh Cường cho rằng các địa phương cần thành lập bộ phận tuyên truyền tiêm chủng vắc xin COVID-19. Theo đó, bộ phận này sẽ gồm 1 nhóm khoảng từ 5-7 thành viên phụ trách các công viên cụ thể như lên kế hoạch, xây dựng tài liệu, phối hợp với báo chí/truyền thông, tập huấn nhân viên y tế cơ sở, theo dõi và xử lý tin đồn, quản trị khủng hoảng.
Đồng thời cần bố trí nguồn lực thực hiện kế hoạch; chỉ định Người phát ngôn (1 đầu mối phát ngôn).
Các hình thức truyền thông về tiêm chủng vắc xin COVID-19 cũng cần đa dạng, nhiều loại hình khác nhau như: Ngoài các tài liệu truyền thông truyền thống như tờ rơi, áp phích, poster, pano, bộ tài liệu hỏi – đáp…
Cần triển khai các kết hợp các hình thức khác như: SMS, Infographic, Video Clip, Audio spot (sử dụng trên báo điện tử, mạng xã hội, màn hình quảng cáo, màn hình thông tin nội bộ, loa truyền thanh xã/phường, hệ thống thông tin di động).
“Trên cơ sở thông điệp gốc về truyền thông của Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố có thể điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với phương ngữ, văn hóa của địa phương. Chú trọng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể sử dụng các làn điệu dân ca”- Phó Vụ trưởng Vũ Mạnh Cường nhấn mạnh.
Theo Báo suckhoedoisong.vn
Bài viết liên quan
“Chúng ta tuyệt đối không được lơ là, mất cảnh giác trước tình hình Covid-19”
06 Tháng Mười, 2020Mặc dù cho đến ngày hôm nay, đã hơn một tháng trôi qua, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, thế nhưng chúng ta tuyệt…
“Cuộc chiến” âm thầm nhằm đảm bảo công tác tiếp nhận cung cấp máu an toàn trong mùa dịch COVID-19
26 Tháng Mười Một, 2020Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến 213 quốc gia/vùng lãnh thổ khiến mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, mọi cá nhân đều bị ảnh hưởng. Hiện dịch COVID-19 đang bước…