Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Tư vấn: Những điều cần biết về bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch

Bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch hay còn gọi là bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là một bệnh lý phổ biến về tiểu cầu, bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Tại Việt Nam, Viện Huyết học – Truyền máu TW là một trong những cơ sở điều trị bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch lớn nhất trên cả nước. Năm 2022, đã có 2.266 người bệnh đến khám và 1.955 lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện, trong đó có 420 bệnh nhân mới.

Nhằm chia sẻ kiến thức về chẩn đoán, điều trị cũng như chăm sóc người bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch và giải đáp băn khoăn, thắc mắc của người bệnh, kính mời quý vị khán giả, quý người bệnh theo dõi chương trình tư vấn với sự tham gia của BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

Chương trình sẽ được đăng tải trên kênh Youtube, Facebook và Website của Viện Huyết học – Truyền máu TW vào 15h00, ngày 25/9/2023

BSCKII. Nguyễn Thị Thảo sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và các phương pháp điều trị bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch; đồng thời hướng dẫn người bệnh các biện pháp nhằm khắc phục các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, BSCKII. Nguyễn Thị Thảo sẽ giải đáp rất nhiều câu hỏi của người bệnh như:

  • Người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên có chế độ ăn uống và tập luyện như thế nào?
  • Người bệnh nên tránh điều gì hoặc lưu ý gì trong sinh hoạt hàng ngày hoặc để giảm nguy cơ chảy máu?
  • Nhiều người chia sẻ rằng: sử dụng hoa kim châm, lá huyết dụ và cây nhọ nồi, đu đủ hoặc vỏ lụa của hạt lạc… có thể giúp tăng lượng tiểu cầu và không phải dùng thuốc. Vậy những kinh nghiệm dân gian này có hiệu quả với người bệnh hay không?
  • Bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch thường gặp khá nhiều ở nữ giới, người bị bệnh có thể sinh con được hay không và cần lưu ý những vấn đề gì trước và trong khi mang thai?
  • Nên chuẩn bị và xử lý như thế nào khi nhổ răng cho các cháu nhỏ bị giảm tiểu cầu?

Hy vọng rằng với những chia sẻ của BSCKII. Nguyễn Thị Thảo, người bệnh và gia đình người bệnh sẽ có thêm kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong chăm sóc người bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trương Hằng (tổng hợp)

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan