Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Hà Nội phát hiện thêm 440 ca sốt xuất huyết trong 1 tuần

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (tính từ ngày 4 đến 10/10), trên địa bàn thành phố ghi nhận 440 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 82 ca so với tuần trước đó). Bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 28 quận, huyện và 166 xã, phường.

Những quận, huyện có số mắc sốt xuất huyết nhiều trong tuần qua, là: Đống Đa (84 ca), Thanh Trì (43 ca), Hai Bà Trưng (29 ca), Hoàng Mai (27 ca), Thường Tín (24 ca), Nam Từ Liêm (24 ca).

Như vậy, từ đầu năm 2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.831 ca mắc sốt xuất huyết tại 28/30 quận, huyện, thị xã; 307/579 xã, phường, thị trấn (giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái) và chưa ghi nhận ca tử vong.

Trước đó ngày 29/9/2021 Bộ Y tế đã ra văn bản triển khai công tác khám, chữa bệnh sốt xuất huyết trong tình hình dịch bệnh COVID-19. 

Xem thêm: Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết ảnh hưởng gì đến cơ thể?

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết: Hiện thời tiết đang vào mùa mưa, nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển, nên dịch vẫn có thể diễn biến phức tạp, nếu không chủ động phòng, chống.

Dấu hiệu sốt xuất huyết

Ở thể bệnh nhẹ, người bệnh có những dấu hiệu sau:

– Sốt cao liên tục 39-40 độ C trong khoảng 2-3 ngày hoặc kéo dài hơn, khó hạ sốt.

– Buồn nôn hoặc nôn mửa đi kèm mệt mỏi, vật vã.

– Đau đầu dữ dội vùng trán, sau nhãn cầu

Ở thể bệnh nặng, có những dấu hiệu nguy hiểm như: 

– Nốt mẩn biến thành vết xuất huyết ngoài da.

– Chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu.

– Đau bụng do gan bị sưng to ra

– Đi ngoài ra phân đen do nội tạng bị xuất huyết.

– Ở nữ giới, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, chảy máu âm đạo.

– Thiếu máu não dẫn đến mất ý thức, không tỉnh táo và co giật

– Khó thở.

Xem thêm: Phân biệt sốt xuất huyết và COVID-19

Người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị sốt xuất huyết luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi và không muốn ăn. Do hệ miễn dịch và sức đề kháng đang kém. Vì vậy, nên chú ý những thực phẩm sau:

Thực phẩm nên ăn

– Ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp; ăn thành nhiều bữa.

– Ăn nhiều món ăn giàu đạm, vitamin A: thịt bò, thịt gà, trứng sữa.

– Bổ sung nhiều nước, nước ép trái cây: nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa. Đây là các loại quả chứa nhiều vitamin C và khoáng chất

Thực phẩm không nên ăn

– Uống rượu bia, chất kích thích, các loại nước ngọt có đường.

– Các món chiên, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh..

– Đồ ăn cay nóng như ớt, gừng, mù tạt…

– Thức ăn, nước uống có màu đen, đỏ, nâu.

Tham khảo: 8 cách phòng chống sốt xuất huyết cho cư dân sinh sống tại đô thị

Xét nghiệm Sốt xuất huyết như thế nào?

Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.

Chi phí xét nghiệm Sốt xuất huyết?

Các chi phí về xét nghiệm chuẩn đoán sốt xuất huyết không quá đắt tiền, đối với các xét nghiệm chuẩn đoán về virus kháng nguyên, kháng thể hết khoảng 500 nghìn, các xét nghiệm về tổng phân tích tế bào máu hàng ngày của bệnh nhân hết khoảng từ 100 – 200 nghìn.

Xét nghiệm Sốt xuất huyết ở đâu?

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương – Địa chỉ: Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội. Bản đồ tại đây.

Thời gian khám – xét nghiệm: 6h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 6, 7h30 – 17h thứ 7.

Gia Thắng, Thanh Hằng (tổng hợp)

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan