Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

5 bí quyết sống khỏe cùng bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch

Tình trạng giảm tiểu cầu trong bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch (bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn) khiến người bệnh dễ bị bầm tím, chảy máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị, một chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học sẽ giúp người bệnh kiểm soát và làm giảm đáng kể các triệu chứng do bệnh gây ra. 

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) xảy ra khi hệ miễn dịch sản xuất ra các kháng thể chống lại và phá hủy tiểu cầu. Việc mất đi lượng tiểu cầu cần thiết cho quá trình đông máu khiến người bệnh dễ bị bầm tím và chảy máu. Số lượng tiểu cầu trong máu giảm thấp cũng có thể gây chảy máu nhiều và dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, một số triệu chứng khác của bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch có thể thường gặp phải là mệt mỏi, đau khớp, nhức đầu dai dẳng, mờ mắt hoặc thay đổi ý thức.

Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ ai, cả người lớn và trẻ em. Ở trẻ em, tình trạng giảm tiểu cầu thường xuất hiện đột ngột sau khi nhiễm các loại virus như quai bị hoặc cúm. Tuy nhiên, lượng tiểu cầu ở trẻ em thường sẽ trở lại bình thường trong vài tuần đến vài tháng, có hoặc không cần điều trị. Trong khi đó, bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch ở người lớn thường phát triển từ từ, có xu hướng kéo dài suốt đời và có thể cần phải điều trị.

Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc dùng thuốc và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch hiệu quả. Vậy người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì và không nên ăn gì? Bệnh nhân có thể vận động ra sao? Mời bạn cùng Hello Bacsi tham khảo minh họa sau để hiểu hơn về cách chăm sóc và những lưu ý khi sống cùng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nhé!

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bệnh giảm tiểu miễn dịch nên ăn gì, không nên ăn gì?” cũng như “Người bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch nên làm gì để sống khỏe cùng bệnh?”. Bạn nên thay đổi lối sống và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh và hạn chế các triệu chứng.

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan