Chế độ ăn cho người bệnh sau ghép tế bào gốc
Bệnh nhân sau ghép tế bào gốc sẽ ăn tăng dần từ lỏng đến đặc. Sau ghép ổn định có thể ăn được gần như người bình thường, đồng thời phải vẫn lưu ý đến các nguyên tắc chế độ ăn dành cho người bệnh mắc bệnh máu nói chung và các biến chứng gặp phải do sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.
Xem thêm: Tế bào gốc tạo máu là gì? |
1. Nguyên tắc chế độ ăn cho người bệnh sau ghép tế bào gốc
– Nhu cầu năng lượng: 30 – 35Kcalo/ kg cân nặng/ ngày.
– Protein: Tính toán lượng protein cần nạp cho cơ thể theo công thức 1 – 1,2g/kg cân nặng/ngày, trong đó Protein động vật chiếm 50% tổng số protein. Người sau ghép tế bào gốc cần rất nhiều protein để làm lành vết thương, tăng sức đề kháng.
– Lipid: 15 – 20% tổng năng lượng. Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu. Bổ sung một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. Acid béo omega-3 trong tôm, cua, cá và các loại hạt, ngũ cốc.
– Glucid: 60 – 65% tổng năng lượng. Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Glucid cho bệnh nhân sau ghép tế bào gốc nên chọn từ các loại ngũ cốc (gạo,mì…) hoặc ngô, khoai, sắn. Ngoài ra, glucid còn giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương do sử dụng các loại thuốc, hóa trị, kháng sinh, ức chế miễn dịch liều cao.
Xem thêm: Tế bào gốc máu dây rốn – Ứng dụng trong điều trị |
Các loại khoáng chất:
– Calci: Sử dụng các thực phẩm giàu calci: tôm, cua, cá..
– Natri (muối): Ăn nhạt tương đối 5 – 10g muối/ngày. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm 5g muối tức là một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.
– Kali: Bổ sung hoặc hạn chế tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân (theo chỉ định của bác sĩ).
– Vitamin: Bổ sung các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Lựa chọn các loại hoa quả giàu vitamin như: chuối, đu đủ, hồng xiêm, bưởi, cam,….
Cháu Phan Văn Trường trong gia đình có 3 người bị ung thư máu nhưng đã được ghép tế bào gốc thành công
2. Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân sau ghép tế bào gốc
Xem thêm: Người bệnh trước và trong khi ghép tế bào gốc nên ăn uống như thế nào? |
STT | Nhóm thực phẩm | Nên dùng | Không nên dùng |
1 | Lương thực | Gạo, mỳ, miến, ngô, khoai… | Bún, phở, bánh cuốn… |
2 | Các loại hạt | Đậu, đỗ, vừng, lạc… | Các loại hạt mốc, này mầm |
3 | Sữa và các sản phẩm từ sữa | Các loại sữa đã được tiệt trùng | Các loại sữa chưa được tiệt trùng
Sữa chua men sống |
4 |
Thịt các loại, cá và hải sản |
Các loại thịt nạc, cá nạc: thịt lợn, bò, gà, … | Các thực phẩm dễ gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa: thủy hải sản (tôm, cua, …)
Các món gỏi chưa được nấu chín Các loại thịt đóng hộp, chế biến sẵn, nội tạng động vật Các sản phẩm đã lên men |
5 | Trứng và các sản phẩm của trứng | Trứng gà | Các sản phẩm của trứng chưa tiệt trùng. |
6 | Rau củ | Các loại rau củ sạch đảm bảo theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các loại củ, quả có vỏ có thể gọt được. |
Các loại rau, củ dập, nát…
Các loại rau ăn sống, nộm, salad, … Các loại dưa, cà muối. |
7 | Hoa quả | Nên sử dụng các loại quả theo đúng mùa vụ
Các loại quả giàu vitamin: chuối, đu đủ, hồng xiêm, xoài… Nên sử dụng hoa quả có vỏ. |
Các loại quả trái mùa, không sẵn có: nho, táo …
Các loại quả đã cắt, thái bán sẵn. Các loại nước ép trái cây chưa được tiệt trùng. |
8 | Nhóm cung cấp chất béo | Dầu thực vật
Pho mát tiệt trùng |
Mỡ động vật
Pho mát thô chưa tiệt trùng |
9 | Đồ uống | Nước uống đun sôi để nguội
Nước đóng chai theo tiêu chuẩn như: lavie, … |
Đồ uống có ga: coca, nước ngọt, rượu bia …
Nước chè, cà phê… |
10 | Các sản phẩm bổ sung khác | Sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. | Các loại thảo dược, vitamin tổng hợp, sâm nhung, cao… khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. |
3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
Các triệu chứng có thể gặp | Chế độ ăn |
Tăng huyết áp | Ăn nhạt: hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối, chế biến kho, mặn… |
Giữ nước | |
Rối loạn chuyển hóa lipid, magiê máu thấp | Giảm lipid trong khẩu phần ăn: hạn chế các món xào, rán, chiên… các loại thịt nhiều mỡ, cá béo, thịt gà phải bỏ da… |
Đường máu cao | Thực hiện chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường |
Thay đổi sự ngon miệng, chán ăn | Thường xuyên thay đổi món ăn, cách chế biến (mềm, nhừ) và chia nhỏ bữa ăn trong ngày |
Đau họng, miệng | |
Tăng, mất calci | Tăng sử dụng các thực phẩm giàu Calci như: tôm, cua, cá… sữa (sữa không lactozo) và các chế phẩm của sữa (phomat, sữa chua) |
Rối loạn tiêu hóa | Hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo, bổ sung nước và cấc chất điện giải |
Xem thêm: Chi phí ghép tế bào gốc |
Khoa Dinh dưỡng, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Bài viết liên quan
Tế bào gốc tạo máu là gì?
31 Tháng Mười Hai, 2020Ghép tế bào gốc tạo máu được coi là một “cuộc cách mạng” trong điều trị các bệnh máu và cơ quan tạo máu. Vậy tế bào gốc tạo máu…
Người bệnh ghép tế bào gốc nên ăn uống như thế nào?
02 Tháng Tư, 2021Người bệnh ghép tế bào gốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của nhóm điều trị (Bác sĩ điều trị, điều dưỡng chăm sóc, cán bộ dinh dưỡng),…
Ghép tế bào gốc tạo máu có thể điều trị những bệnh lý nào?
24 Tháng Ba, 2021Viện Huyết học – Truyền máu TW là một trong các cơ sở uy tín hàng đầu trên toàn quốc về tế bào gốc với các mảng hoạt động chính:…
Chi phí ghép tế bào gốc
30 Tháng Ba, 2021Ghép tế bào gốc tạo máu/ghép tủy có thể coi là “cuộc cách mạng” trong điều trị. Đây là phương pháp điều trị tối ưu giúp nhiều bệnh nhân mắc…
Ghép tế bào gốc tạo máu được tiến hành như thế nào?
09 Tháng Một, 2021Có rất nhiều người nghĩ rằng ghép tế bào gốc tạo máu là một ca phẫu thuật, cấy ghép… Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Mỗi người bệnh…
Các phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu
06 Tháng Một, 2021Ghép tế bào gốc tạo máu có thể ứng dụng điều trị cho nhiều bệnh máu, bao gồm cả bệnh máu ác tính và lành tính. Phương pháp ghép tế…