Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Chuyện cảm động ở bệnh viện Bài 1: “Người nhà bất đắc dĩ”

Bệnh viện – “một xã hội thu nhỏ”, nơi bệnh tật “bòn rút” sức người từng phút giây, nhưng nơi đó tình người vẫn luôn sâu nặng. Những người bệnh dành cho nhau sự trân trọng, yêu thương. Là bệnh nhân neo đơn, đi viện không người thân, không con cái chăm sóc, người bệnh neo đơn sẽ xoay sở ra sao nếu không có “những người nhà bất đắc dĩ”?. Họ là ai, họ làm những gì cho người bệnh trong lúc khốn khó.

Câu chuyện về người bệnh, người nhà bệnh nhân đùm bọc nhau lúc khó khăn như ánh sáng đem đến cuộc sống tươi đẹp.

Cụ Đặng Văn Q. (Yên Bái), đã hơn 80 tuổi, được chuyển đến Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (VHH) điều trị rối loạn đông máu. Cụ không có vợ con, không người thân nào chăm sóc, giao tiếp với mọi người chỉ qua con chữ, mẩu giấy. Hoàn cảnh của cụ Q. khiến ai gặp đều lấy làm ái ngại. Bệnh nhân cùng phòng đều là những người đi lại không vững, huống gì giúp được. Nhưng chẳng ai bảo ai, người nhà bệnh nhân sẵn sàng giúp đỡ. Họ đi mua từng suất ăn, lấy cho cụ cốc nước đến chuyện giúp cụ tắm rửa, đi vệ sinh… không chút ngại ngần.

Không phải người ruột thịt nhưng họ chăm sóc nhau như người thân

Tình cảnh của bà Bùi Thị S. (Hòa Bình), gần 60 tuổi cũng không khác gì cụ Q, bà S. bị bệnh tan máu bẩm sinh, đang điều trị tại Trung tâm Thalassemia, VHH. Từ ngày phát hiện ra bệnh đến nay, bà S. đã có “thâm niên” gắn bó với bệnh viện được 40 năm, “Đi viện như cơm bữa, về nhà đến chó cũng không nhận ra chủ(cười), nằm hết viện 103, bệnh viện Bạch Mai rồi sang Viện Huyết học” – bà S. chia sẻ. Cơ cực vì bệnh tật chưa đủ, người phụ nữ neo đơn này tưởng được nương tựa vào người con trai nuôi trong những ngày bệnh tật, nhưng vẫn chỉ mình bà đi viện. Những lúc truyền thuốc, đau đớn bệnh tật không tự chăm sóc được, bà S. luôn có người nhà bệnh nhân tình nguyện giúp đỡ như chính người thân của họ.

[Flash Player here]

Tình cảm ấm áp của người nhà bệnh nhân cùng cảnh với cụ Q., bà S… khiến ai bắt gặp sẽ không khỏi xúc động về lòng tốt họ dành cho nhau. Họ trở thành “những người thân bất đắc dĩ” trao nhau cái ơn giữa cuộc đời.

 (Còn tiếp…)
Chi Mai
Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan