Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Hiến máu tình nguyện: Biết sẻ chia thôi là chưa đủ

Với mong muốn được tiếp thêm hy vọng sống cho các bệnh nhân và thể hiện tinh thần khát khao cống hiến của tuổi trẻ, năm nào, Trường Đại học Thủy lợi cũng phối hợp cùng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu toàn trường.

Tham gia hiến máu, không chỉ với tấm lòng nhân ái và yêu thương, tại chương trình năm nay, sinh viên Thủy lợi thể hiện rõ sự chủ động trong công tác chuẩn bị cũng như muốn nhắn nhủ tới mọi người cần phải có đủ “kiến thức, kinh nghiệm, trải nghệm” mỗi khi trao gửi giọt hồng. Vì biết sẻ chia thôi là chưa đủ.

Ngày hội hiến máu toàn trường “Ánh ban mai” thu hút đông đảo các bạn sinh viên đăng ký tham dự.

Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ chắc chắn sẽ đem lại thêm những sự hiểu biết và cái nhìn bao quát hơn về vấn đề ấy, hiến máu tình nguyện cũng không phải là ngoại lệ.

Có quan điểm cá nhân khá thú vị về hoạt động hiến máu, anh Bùi Anh Tú, Giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Thủy lợi cho biết: “Hiến máu là một việc làm rất ý nghĩa, đem lại nhiều những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội. Tuy vậy, mỗi người khi tham gia hiến máu cũng nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản xoay quanh hoạt động này. Với riêng tôi, tham gia hiến máu cũng giống như cách mình chinh phục một cô gái, phải tìm hiểu kỹ xong thì mới yêu”.

Anh Bùi Anh Tú đồng hành cùng sinh viên tham gia hiến máu trong ngày hội “Ánh ban mai”.

Từng nhiều lần phải trả lời câu hỏi “vì sao hiến máu là tình nguyện nhưng người cần truyền máu lại phải trả tiền?”, bạn Nguyễn Thị Thu Hiền, cựu thành viên Đội Thanh niên vận động hiến máu Trường Đại học Thủy lợi cho rằng nếu thiếu sự hiểu biết, lòng tốt của người hiến máu hoàn toàn có thể bị nhìn nhận sai.

“Lượng máu thu về từ các chương trình thiện nguyện không thể truyền ngay cho bệnh nhân mà còn phải qua nhiều công đoạn xử lý, điều chế, tách chiết vô cùng phức tạp, việc bảo quản và lưu trữ máu cũng vậy. Chưa kể đến sự tiêu hao của vật tư thiết bị y tế, kinh phí cho việc tổ chức, vận động… Những điều ấy không phải ai đi hiến máu cũng nắm được”, bạn Hiền bộc bạch.

“Việc hiến máu sẽ trở nên trọn vẹn hơn nếu mọi người có đủ kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm”, cô cựu sinh viên Trường Đại học Thủy lợi hài hước nói.

Những “sinh viên hiến máu thông thái” của Trường Đại học Thủy lợi tự hào đem về “sổ đỏ”.

Một số hình ảnh được ghi nhận tại chương trình:

Quang Hải

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan