Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Một số cách phòng tránh sốc nhiệt vào mùa nắng nóng

Hiện nay, nhiều tỉnh thành phố trên cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt. Một số địa phương thậm chí còn ghi nhận những mức nhiệt kỷ lục chạm mốc 42 độ C. Trong thời tiết này, các hiện tượng say nắng, sốc nhiệt hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là đối với những người phải thường xuyên làm việc và hoạt động ngoài trời. Nếu không được xử lý kịp thời thì sốc nhiệt có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số biện pháp để phòng tránh sốc nhiệt vào mùa nắng nóng.

Phòng tránh sốc nhiệt

Nắng nóng đặc biệt gay gắt xảy ra diện rộng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

1. Bảo đảm đầy đủ các phương tiện chống nắng và bổ sung nước thường xuyên để phòng tránh sốc nhiệt

  • Hạn chế di chuyển ngoài trời vào thời điểm cường độ nắng nóng cao, nhất là khi không thực sự cần thiết.
  • Nếu bắt buộc phải di chuyển ngoài trời, phải sử dụng đầy đủ nón hoặc mũ rộng vành, quần áo chống nắng và kính mát để có thể che chắn và giảm tác động của nhiệt.

Phòng tránh sốc nhiệt

Sử dụng khăn, áo chống nắng mũ, nón… để có thể giảm thiểu tối đa tác động của nắng nóng. Hãy ghi nhớ điều này nếu bạn phải làm việc ngoài trời.

  • Người lao động ngoài trời cần có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng. Cứ sau 1 – 2 tiếng, phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 – 15 phút để giúp cơ thể hạ nhiệt. Đồng thời cần bổ sung nước cho cơ thể. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng.

Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể là một trong những cách hiệu quả để phòng tránh sốc nhiệt, say nắng khi làm việc ngoài trời.

Mời xem thêm: Nên làm gì để tránh mất nước và phòng ngừa say nắng?

2. Tăng cường ăn thêm các loại trái cây, rau củ để nâng cao sức đề kháng và duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh

  • Thường xuyên thực hiện ăn chín, uống sôi; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tăng cường ăn thêm các loại trái cây, rau củ nhiều nước để cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết.
  • Một số loại quả có múi như: bưởi, cam, chanh, lê, dứa,.. không chỉ có tác dụng tốt với một số bệnh như cao huyết áp, tiểu đường mà còn có tác dụng làm mát cho cơ thể.

Mời xem thêm: Ăn gì để giải nhiệt trong mùa nắng nóng?

3. Không để nhiệt độ máy lạnh quá thấp để phòng tránh sốc nhiệt khi ra môi trường bên ngoài

  • Sốc nhiệt từ lạnh sang nóng rất thường gặp khi sử dụng điều hòa quá lâu (ở trong phòng, trong xe hơi…).
  • Trước khi ra ngoài, nên tắt máy lạnh trước 30 phút để cơ thể kịp thích ứng, tránh sốc nhiệt máy lạnh.
  • Sau khi sử dụng máy lạnh, cần tắt máy lạnh và mở cửa để không khí lưu thông.

Luôn giữ điều hòa ở nhiệt độ hợp lý để có thể phòng tránh sốc nhiệt khi ra môi trường bên ngoài.

4. Một số bước sơ cứu đối với người bị sốc nhiệt

  • Người bị say nắng, sốc nhiệt thường có các biểu hiện như: choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Khi phát hiện người bị say nắng, phải lập tức đưa đến nơi thoáng mát.
  • Giúp người bệnh cởi bớt quần áo và cho họ uống nước có pha muối: nước chanh hoặc nước bột sắn dây…
  • Chườm mát cho người bệnh ở những vị trí như: cổ, nách, bẹn và lưng. Đây là nơi có rất nhiều mạch máu gần với da nên việc làm mát ở những khu vực này có thể làm giảm nhanh nhiệt độ của cơ thể.
  • Nếu thấy bệnh nhân có những triệu chứng nặng như: buồn nôn, sốt cao hay hôn mê thì cần phải chuyển ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Sơ cứu đúng cách khi bị sốc nhiệt có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nắm được cách sơ cứu sẽ giúp bảo đảm tính mạng cho người bệnh. 

ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM:

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội):

  • Từ thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo Bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu)
  • Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu)

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:

Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch khám và chi phí dịch vụ y tế theo yêu cầu

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện tại Hà Nội:

Thời gian: Từ thứ 3 – Chủ nhật (nghỉ thứ 2 và các ngày lễ, Tết): 8h00 – 12h00 và 13h30 – 17h00

  • Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm
  • Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân
  • Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa
  • Số 78, Nguyễn Trường Tộ, quận Ba Đình

Đức Thịnh (tổng hợp)

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan