Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Người bệnh máu khó đông đầu tiên chinh phục đỉnh Everest

Anh Chris Bombardier (quốc tịch Mỹ) đã trở thành người bệnh máu khó đông (hemophilia) đầu tiên trên thế giới đã chinh phục đỉnh Everest. Với cộng đồng người bị bệnh máu khó đông – những người thường xuyên gặp khó khăn trong vận động do chảy máu và biến chứng khớp thì đây có thể coi là một sự kiện mang tính lịch sử.

Chris Bombardier đã chinh phục được thử thách này vào ngày 22 tháng 5 năm 2017, khi anh bước sang tuổi 31. Trước đó, anh đã leo lên 5 đỉnh núi cao nhất ở Châu Phi, Nam Mỹ, Châu Âu, Bắc Mỹ và Kim tự tháp Carstensz/Puncak Jaya ở Châu Úc. Anh chỉ còn một mục tiêu là đỉnh núi Vinson ở Nam Cực là có thể hoàn thành ước mơ chinh phục 7 đỉnh núi cao nhất ở 7 lục địa/châu lục trên toàn cầu.

Chris Bombardier đang bước những bước cuối cùng lên đỉnh núi Everest.

Trên thế giới, chỉ có vài trăm người đã chinh phục được các đỉnh núi cao nhất trên khắp các lục địa/châu lục. Rất nhiều người khỏe mạnh cũng phải bỏ cuộc khi leo lên đỉnh Everest. Nhiều người cho rằng đây là một trong những nơi có môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Nhiệt độ trung bình trên núi là -19 độ C vào mùa hè và -36 độ C vào mùa đông. Người leo đỉnh Everest phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu oxy, trượt ngã, thời tiết băng giá, gió bão. Nhưng nguy hiểm nhất là những cột băng khổng lồ có kích thước bằng tòa nhà, những tháp băng bấp bênh sẵn sàng sụp xuống bất kỳ lúc nào.

Hành trình leo núi của Chris Bombardier đã phá vỡ định kiến cho ​​rằng những người mắc bệnh Hemophilia không thể có cuộc sống như người bình thường. Khi leo núi, anh luôn mang theo yếu tố đông máu để tiêm qua đường tĩnh mạch nhằm đề phòng chảy máu và giúp đông máu nếu gặp chấn thương.

Bạn đồng hành tiêm yếu tố đông máu cho Chris Bombardier trên chặng đường leo núi

Anh đã chuẩn bị chu đáo cho việc bảo quản chế phẩm (yếu tố đông máu) ở nhiệt độ phù hợp trong chuyến hành trình dài lên đỉnh núi, học cách tiêm chế phẩm trong nhiệt độ lạnh âm sâu. Bên cạnh đó, những người bạn đồng hành cũng được hướng dẫn cách tiêm cho anh trong tình huống khẩn cấp.

Trong quá trình đó, Chris Bombardier cũng kêu gọi ủng hộ cho cộng đồng người mắc bệnh máu khó đông ở Nepal thông qua tổ chức Save One Life. Anh đã tìm hiểu và được biết: Việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị bệnh máu khó đông ở những nước nghèo như Nepal còn rất hạn chế.

Chris Bombardier thăm những người bị bệnh như mình tại bệnh viện ở Nepal

Những người bệnh máu khó đông ở đây đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và phải hết sức nỗ lực để vượt qua nỗi đau và các biến chứng. Sự chênh lệch quá lớn trong điều trị bệnh máu khó đông giữa các khu vực trên thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc đến anh.

Đó chính là lý do thôi thúc Chris Bombardier theo đuổi hành trình leo núi xuyên lục địa. Anh cho biết: “Tôi có thể theo đuổi ước mơ của mình vì được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc thiết yếu cho bệnh máu khó đông. Trong khi, nhiều người bị bệnh như tôi đã không sống được đến tuổi trưởng thành”. Vì vậy, anh mong muốn cộng đồng quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp cận điều trị bệnh máu khó đông giữa các khu vực trên thế giới. Đồng thời, anh cũng muốn chứng minh rằng: người bệnh máu khó đông có thể làm bất cứ điều gì họ muốn nếu được chăm sóc phù hợp.

Chris Bombardier hiện là Giám đốc điều hành của tổ chức Save One Life.

Bombardier hiện là Giám đốc điều hành của tổ chức Save One Life, tổ chức cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp và điều trị y tế cho những người bị rối loạn chảy máu ở các nước đang phát triển, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên.

Anh ấy cũng đã cùng với Chi hội Hemophilia Colorado (Mỹ) bắt đầu chương trình đi bộ đường dài mang tên “Người du lịch bụi và Người chảy máu” nhằm mục tiêu khuyến khích người bệnh máu khó đông tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.

Mời xem thêm: Bệnh máu khó đông (Hemophilia) là gì và cách điều trị

Trương Hằng – Đức Thịnh (tổng hợp)

Theo Haemophilia Foundation Australia và LA Kelley Communications

Ngày 14/4/2023, nhân dịp ngày Hemophilia Thế giới – 17/4/2023, Viện Huyết học – Truyền máu TW và Hội Rối loạn đông máu Việt Nam, với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Roche Pharma (Việt Nam) phối hợp tổ chức Hội thảo về Hemophilia nhằm cập nhật kiến thức chăm sóc, điều trị cho người bệnh và tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ giữa các chi hội, câu lạc bộ, nhóm người bệnh. 

Từ năm 1989, Liên đoàn Hemophilia Thế giới đã chọn ngày 17/4 hằng năm là ngày Hemophilia Thế giới. Đây là dịp để toàn xã hội quan tâm đến cộng đồng người có rối loạn chảy máu và kết nối cộng đồng rối loạn chảy máu toàn cầu. Chủ đề của ngày này năm 2023 là: “Điều trị dự phòng: Tiêu chuẩn chăm sóc hemophilia toàn cầu”.

 

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan