Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Người dân có cần đeo khẩu trang khi COVID-19 đã chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B?

Hiện chưa có quy định nào về việc bỏ đeo khẩu trang ở cơ sở khám chữa bệnh. Bộ Y tế khuyến cáo người mắc COVID-19 nên đeo khẩu trang trong vòng 10 ngày khi phát hiện bệnh.

Vẫn tiếp tục giám sát COVID-19 cùng các bệnh đường hô hấp khác

GS.TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, khi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B, sẽ tiến hành lồng ghép giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp; thực hiện đánh giá nguy cơ định kỳ và đột xuất, triển khai ngay các đáp ứng trong phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ.

Bộ Y tế tiếp tục duy trì việc thông tin COVID-19 phù hợp.

Chưa bỏ khuyến cáo đeo khẩu trang trong các cơ sở y tế

Cục trưởng Phan Trọng Lân cho biết việc đeo khẩu trang trong tình hình hiện nay là khuyến khích để phòng các bệnh đường hô hấp khác chứ không riêng gì COVID-19, đặc biệt nơi tập trung đông người, trên phương tiện công cộng.

“Đối với những người bị COVID-19, chúng tôi khuyến cáo người bệnh đeo khẩu trang trong thời gian 10 ngày kể từ khi phát hiện bệnh. Ngoài ra những người đi chăm sóc người mắc COVID-19 cũng nên đeo khẩu trang… “, GS.TS. Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến việc đeo khẩu trang, TS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng, trong các cơ sở khám chữa bệnh nên duy trì đeo khẩu trang, vì ngoài COVID-19 thì có nhiều tác nhân khác có thể gây bệnh truyền nhiễm. Hiện chưa có quy định nào về việc bỏ đeo khẩu trang ở cơ sở khám chữa bệnh.

Về công tác điều trị giai đoạn tới, Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa cho hay kể cả khi COVID-19 thuộc về nhóm B thì vẫn có thể có trường hợp bệnh nặng, vì vậy phác đồ điều trị vẫn theo hướng dẫn cập nhất mới nhất tính đến tháng 6/2023.

Thanh toán chi phí điều trị COVID-19 thế nào?

Ông Phan Văn Toàn, Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết việc thanh toán viện phí đối với bệnh nhân COVID-19 được chia theo hai tình huống:

– Nếu người bệnh điều trị từ ngày 19/10 trở về trước thì ngân sách nhà nước thanh toán.

– Từ ngày 20/10, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh COVID-19 tương tự như các bệnh lý thông thường khác khi người bệnh đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Với trường hợp chuyển tiếp là nhập viện trước ngày 20/10 và ra viện sau 20/10 thì ngân sách nhà nước vẫn chi trả theo bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Điều này tuân thủ nguyên tắc chi phí điều trị COVID-19 khi là nhóm A thì ngân sách chi trả, khi là nhóm B thì BHYT thanh toán và người bệnh cùng chi trả. Như vậy, nếu người bệnh COVID-19 không tham gia BHYT thì phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ Y tế cho biết việc tiêm vaccine COVID-19 cần tiếp tục được theo dõi. Theo WHO hiện chưa có khuyến cáo tiêm vaccine COVID-19 hàng năm, tuy nhiên dựa trên những yếu tố thực tiễn như biến chủng mới của COVID-19 thì có thể có khuyến cáo mới tiếp theo. Bộ Y tế đã có kế hoạch sử dụng vaccine COVID-19 của năm 2023, hiện việc tiêm vaccine COVID-19 vẫn miễn phí.

Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống

Infographics: Thông tấn xã Việt Nam

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan