Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

Có nên uống trà trong bữa ăn hàng ngày?

Trà là một loại thức uống có nhiều hương vị độc đáo được yêu thích và quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Trà được dùng dưới dạng lá tươi đun lên gọi là trà xanh, dạng sấy khô gọi là trà mạn, uống nóng hoặc đá đều rất ngon. Nhưng nên uống trà như thế nào để phát huy tốt tác dụng của trà? Có nên uống trà trong bữa ăn hàng ngày? Những ai không nên uống trà? Bài viết dưới đây với sự tư vấn chuyên môn của ThS. Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học – Truyền máu TW sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.

Việc uống trà không đúng cách sẽ không phát huy được hết công dụng của trà và còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Trà được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội đã được khoa học chứng minh. Trong thành phần của trà xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin. Các hợp chất sinh học phong phú trong trà xanh như polyphenol, các alkaloid, các aminoaxit, vitamin, flavonid, flour, tanin, saponin có tác dụng chống oxy hóa… có tác dụng ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer, viêm khớp, bệnh tim, ung thư và giảm cholesterol, giảm cân…

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm và đồ uống nào khác, tiêu thụ quá nhiều hoặc không đúng cách thì trà có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Trà xanh, trà mạn, trà đá là thức uống được người Việt ưa thích

Vì sao không nên uống trà trong bữa ăn?

Hầu hết chúng ta không biết rằng một số thành phần trong thực phẩm có thể tương tác với nhau, ngăn cản hấp thụ và có khi còn gây hại hoặc tương tác với các thành phần trong một số thuốc điều trị làm giảm tác dụng của thuốc…

Trong trà có chứa nhiều catechin và flavonoid, phenoliclà những dạng tanin và axit. Nếu uống trà trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn thì những hợp chất này nhất là nhóm polyphenols có thể tạo phức hợp với protein gây kết tủa, giảm giá trị dinh dưỡng, ngăn cản sự hấp thụ protein ngoài ra cũng gây ức chế một số men tiêu hoá làm ăn uống khó tiêu.

Tính axit trong trà cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nếu uống trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm khí và đầy hơi trong dạ dày.

Hàm lượng caffein có trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong hệ thống tiêu hóa.

Đặc biệt trong trà còn có chứa một sắc tố gọi là epigallocatechin gallate (EGCG), liên kết tạo phức hợp với sắt trong máu, làm giảm hàm lượng sắt. Có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt vô cơ, dẫn đến thiếu sắt và giảm số lượng huyết sắc tố. Thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh thiếu máu, khi nồng độ huyết sắc tố thấp có thể dẫn đến khó thở, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Mời xem thêm: Bệnh thiếu máu thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Lưy ý:

Không nên uống trà đặc: Trong nước trà đặc hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, uống trà trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.

Không nên uống trà lúc đói: sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm loét dạ dày.

Những người không nên uống trà?

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu do thiếu sắt, gầy yếu, bệnh về tuyến giáp, gan không nên uống trà. Chất caffeine trong trà xanh cũng có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị các bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, chống loạn thần như Clozapine, Metazolam…làm giảm tác dụng, gây tác dụng phụ hoặc biến chứng.

Mời xem thêm: Thiếu máu ảnh hưởng đến nửa tỉ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Vitamin K trong trà cũng cản trở tác dụng của Warfarin, thuốc chống đông máu. Do vậy, những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu cũng nên hạn chế uống trà. Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà.

ĐỊA ĐIỂM HIẾN MÁU – XÉT NGHIỆM

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW

  • Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
  • Thời gian:

Từ thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu);

Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu).

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:

NIHBT

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan