Địa chỉ: Số 5, phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiến máu: 0976990066

Đặt lịch khám theo yêu cầu: 1900969670

7 lý do cha mẹ cần lưu trữ máu dây rốn cho con mình

Lưu trữ máu dây rốn là một biện pháp bảo đảm sức khỏe trong tương lai cho con cái của bạn. Không ai biết trước một em bé sinh ra khi lớn lên có thể mắc bệnh gì. Nếu các tế bào gốc máu dây rốn được lưu trữ, sau này khi cần để chữa bệnh cho con bạn thì đây sẽ là các tế bào gốc phù hợp nhất.

Theo Cục Quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ FDA, máu dây rốn có thể điều trị hơn 80 loại bệnh lý khác nhau. Trong đó máu dây rốn chữa được bệnh về máu và cơ quan tạo máu, bệnh suy giảm miễn dịch… Cộng với sự tiến bộ vượt bậc của ngành khoa học ghép tế bào gốc, càng nhiều các bậc cha mẹ đang lựa chọn lưu trữ máu dây rốn. Họ cho rằng đây như một tấm thẻ bảo hiểm sinh học cho con mình.

Máu dây rốn là gì?

Máu dây rốn là máu nằm trong mạch máu của dây rốn và bánh rau. Đây là máu của chính trẻ sơ sinh còn dư sau khi kẹp và cắt dây rốn.

Những tế bào trong máu dây rốn là những tế bào nguyên thủy có khả năng tự nhân lên; tự đổi mới và tái sửa chữa hệ thống tạo máu. Vì vậy, máu dây rốn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực huyết học và các lĩnh vực khác.

Máu dây rốn 1

Sau khi được xử lý, sản phẩm tế bào gốc từ máu dây rốn được chuyển vào túi 2 ngăn để lưu trữ (ảnh: Công Thắng)

Máu dây rốn chứa các tế bào máu bình thường và một lượng tế bào gốc rất đa dạng như tế bào gốc tạo máu; tế bào gốc phôi thai; tế bào gốc trung mô; các loại tế bào gốc đa năng khác.

Trong suốt thời gian đầu tăng trưởng của thời kỳ phát triển phôi thai, tế bào gốc (TBG) có tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau (biệt hóa) để tạo thành nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể.

TBG có chức năng như một hệ thống sửa chữa nội bộ, có thể phân chia và biệt hóa để bổ sung cho tế bào hỏng hóc, già cỗi. Mục đích nhằm duy trì sự tồn tại tự nhiên của cơ thể sống (của chính con bạn).

Máu dây rốn 2

Máu dây rốn chỉ được thu thập sau khi trẻ sơ sinh đã chào đời an toàn (ảnh: Vương Tuấn).

Trước đây, TBG máu dây rốn được coi là chất thải y tế. Tuy nhiên dưới sự phát triển vượt bậc của y học, ngày nay, ứng dụng chữa bệnh từ máu dây rốn ngày càng quan trọng. Ngoài ra, phương pháp này còn có triển vọng trong việc điều trị các bệnh đe dọa đến tính mạng và bệnh suy giảm miễn dịch.

Xem thêm: Hiểu biết thú vị về tế bào gốc máu dây rốn

7 lý do cha mẹ cần lưu trữ máu dây rốn cho con?

1. Bảo hiểm sinh học cho con trọn đời

Máu dây rốn có thể được lưu trữ trong một khoảng thời gian dài để sử dụng trong tương lai. Do đó, phương pháp này được coi như một loại bảo hiểm sinh học trọn đời.

Đồng thời đây là khoản đầu tư xứng đáng cho sức khỏe trong tương lai của gia đình bạn, giống như mua bảo hiểm khi còn khỏe mạnh.

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW (ngoài cùng bên trái) về thăm gia đình em Phạm Hoàng Minh (áo trắng). 5 năm qua. Em Phạm Hoàng Minh không phải truyền máu nhờ được ghép tế bào gốc từ máu dây rốn của em gái Kim Ngân.

Không ai biết trước một em bé sinh ra khi lớn lên có thể mắc bệnh gì. Nếu các tế bào gốc máu dây rốn được lưu trữ, sau này cần để chữa bệnh cho con bạn thì đây sẽ là nguồn tế bào gốc phù hợp và “tinh khiết” nhất. Ngoài ra, máu dây rốn có thể được điều trị cho anh em ruột hoặc những người thân trong gia đình mắc những bệnh lý huyết học, miễn dịch…

Xem thêm: Máu dây rốn và những ứng dụng trong điều trị

2. Máu dây rốn giúp tái tạo các mô, bộ phận trên cơ thể

Quá trình liền vết thương và phục hồi các thoái hóa/tổn thương của các mô, cơ quan trong cơ thể chính là việc tế bào gốc sẽ được huy động để tái tạo các tế bào bị tổn thương đó.

Khi chúng ta còn trẻ, khỏe thì lượng tế bào gốc còn rất phong phú, dồi dào. Cho nên khả năng liền vết thương vô cùng nhanh chóng. Nhưng đối với người già thì lượng tế bào gốc đã suy yếu hoặc mất đi, không còn khả năng tự tái tạo. Điều này dẫn đến các biểu hiện của tuổi già, suy nhược các cơ quan hoặc vết thương lâu khỏi.

Do đó việc dùng tế bào gốc trong điều trị chính là đưa vào cơ thể các tế bào gốc “non trẻ”. Tế bào gốc này sẽ tạo ra các loại tế bào mới, mô mới. Mục đích để bổ sung hoặc thay thế cho các tế bào; mô cơ quan bị tổn thương hoặc mất chức năng.

Hơn thế nữa, tế bào gốc còn đang được nghiên cứu trong nhiều thử nhiệm lâm sàng cho mục đích tái tạo các mô, bộ phận trên cơ thể, cụ thể:

– Các tế bào gốc có thể để tái tạo lại mô tim; sửa chữa các chấn thương thần kinh hoặc tủy sống.

– Chữa lành các mô liên kết bị tổn thương trong chấn thương thể thao, sinh hoạt.

– Đảo ngược tác động chứng tự kỷ Alzheimer và Parkinson…

– Tái tạo các cơ quan mới…

Cán bộ y tế của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đang thu thập máu dây rốn cho sản phụ tại Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ

Xem thêm: Hướng dẫn lưu giữ máu dây rốn dịch vụ

3. Các loại bệnh lý có thể điều trị bằng máu dây rốn

Theo các nghiên cứu trên thế giới, máu dây rốn có thể điều trị hơn 80 loại bệnh lý khác nhau; trong đó có bệnh về máu và cơ quan tạo máu, bệnh suy giảm miễn dịch…:

– Các bệnh lý huyết học: Leukemia (Lơ xê mi), U lymphô, suy tuỷ xương, đa u tuỷ xương, rối loại sinh tuỷ, đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, thalassemia (tan máu bẩm sinh) …

– Thoái hoá khớp; Hoại tử chỏm xương đùi; Tạo xương bất toàn; Tổn thương cột sống liệu tuỷ

– Tắc nghẽn mạch phổi mãn tính; Thiếu máu cơ tim

– Bỏng; Loét lâu lành

– Hội chứng Steven Johnson; Viêm giác mạc

– Xơ gan mất bù; Bệnh đái tháo đường tuýp 1

– Nâng ngực; xoá nếp nhăn

Tại Việt nam; Bộ Y tế đã cho phép sử dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị thường quy các bệnh lý về máu và thoái hoá khớp.

Xem thêm: Các bước gửi tế bào gốc máu dây rốn

4. Hạn chế nguy cơ sinh ra phản ứng thải ghép

Khi sử dụng tế bào gốc của chính cơ thể đứa bé để điều trị bệnh hiểm nghèo sẽ không sinh ra phản ứng miễn dịch, thải ghép các tế bào này. Con bạn sẽ không phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch để duy trì tế bào ghép. Phương pháp này vừa an toàn vừa không tốn kém chi phí mua thuốc ức chế miễn dịch để duy trì thải ghép.

Hơn nữa, nếu trong gia đình có người mắc bệnh cần tế bào gốc để điều trị thì khả năng phù hợp giữa người bị bệnh và mẫu tế bào của con bạn sẽ cao hơn so với mẫu tế bào lấy của người không cùng huyết thống.

Sự phù hợp hay không phù hợp giữa người nhận và các tế bào ghép được quyết định qua các yếu tố di truyền. Do đó, người thân trong gia đình thường phù hợp hơn so với người ngoài.

5. Lưu trữ máu dây rốn đơn giản, dễ dàng hơn 

Trước đây, dây rốn và nhau thai thường bị xử lý thải bỏ vì không có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, nhờ công nghệ tế bào gốc có thể phân lập tế bào gốc từ máu dây rốn. Cuối cùng trở thành nguồn tế bào gốc an toàn và dồi dào cho con và người trong gia đình nếu chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo.

Lưu trữ tế bào gốc từ máu ngoại vi hay tủy xương cũng như các nguồn khác đòi hỏi chi phí cao; quy trình phức tạp; gây ảnh hường không nhỏ cho người hiến (chọc hút tủy xương, kích bạch cầu máu ngoại vi…).

Ngoài ra, yêu cầu về liều điều trị và mức độ hòa hợp nhóm kháng nguyên bạch cầu của máu dây rốn cũng thấp hơn và ít nghiêm ngặt hơn so với các nguồn còn lại. Do đó, việc lưu trữ máu dây rốn lại đơn giản, dễ dàng hơn 

6. Máu dây rốn có thể lưu trữ lâu dài

Trên thực tế, máu dây rốn được lưu giữ đông lạnh ở nhiệt độ rất sâu (dưới âm 150°C). Hiện nay chưa có nghiên cứu nào nói về giới hạn cuối cùng khi lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn. Đồng nghĩa phương pháp này có thể lưu trữ lâu dài theo nhu cầu của gia đình.

Tế bào gốc máu dây rốn được bảo quản đông lạnh dưới 150 độ C (ảnh: Công Thắng)

Các mẫu tế bào gốc đang lưu trữ tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều không có sự khác biệt ở những mẫu lưu mới hay đã lưu từ lâu. Vì vậy, gia đình có thể lưu trữ bao nhiêu lâu cũng không ảnh hưởng đến chất lượng chung của mẫu máu dây rốn.

Mặc dù vậy, thời gian lưu giữ máu dây rốn dịch vụ mặc định trong hợp đồng là 18 năm. Đây là khoảng thời gian đứa trẻ sở hữu máu dây rốn đến tuổi trưởng thành. Nếu bản thân đứa trẻ có nguyện vọng thì vẫn có thể tiếp tục ký hợp đồng mới; tiếp tục lưu giữ máu dây rốn tại Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.

Xem thêm: Chi phí lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn

7. Quá trình lấy máu dây rốn an toàn tuyệt đối đến mẹ và bé

Thời điểm thu thập máu dây rốn thường là giai đoạn sau khi đẻ thai và trước khi sổ rau. Trẻ đã ra ngoài nhưng bánh rau còn nằm trong tử cung người mẹ.

 

Quá trình lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn tại Ngân hàng Tế bào gốc; Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (ảnh: closerlookatstemcells.org)

Kỹ thuật viên sẽ dùng kim chọc vào tĩnh mạch của dây rốn để máu đi vào túi có chất chống đông. Sau đó cố gắng lấy được toàn bộ số máu trong dây rốn. Kỹ thuật này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và người mẹ. Trong trường hợp cần thiết có thể lấy thêm máu từ bánh rau sau khi lấy bánh rau ra ngoài..

Ưu điểm khi chữa bệnh bằng tế bào gốc máu dây rốn

– Tế bào gốc máu dây rốn được lấy từ tĩnh mạch của dây rốn rất dồi dào tế bào gốc.

– Khác với các tế bào gốc được tạo ra từ tủy xương, ngoại vi; tế bào gốc máu dây rốn là những tế bào gốc nguyên thủy; chưa bị hư hại do bệnh tật, đột biến.

– Tiềm năng rất lớn: Điều trị các bệnh lý như bệnh mô liên kết, tim mạch, hô hấp, nội tiết…. Máu dây rốn có thể được xử lý để tăng sinh; biệt hóa thành loại tế bào gốc mong muốn trước khi chữa bệnh.

– Tế bào gốc máu dây rốn đang được các bác sĩ đầu ngành Viện Huyết học – Truyền máu TW; các nhà khoa học trên thế giới tiếp tục tập trung nghiên cứu.

– Với sự phát triển vượt bậc của y học; máu dây rốn đã được sử dụng và có triển vọng trong việc điều trị các bệnh đe dọa đến tính mạng; bệnh suy giảm miễn dịch… Do đó, bố mẹ không thể bỏ qua những ứng dụng tuyệt vời của việc lưu trữ máu dây rốn này dành cho con cái của mình.

ĐỊA CHỈ LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU DÂY RỐN:

Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà T, Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Điện thoại: (024) 3782 4267 (trong giờ hành chính), 0963 892 551 (hotline)

Email: nihbtscc@gmail.com

Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Tag :

Ý kiến


    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Bài viết liên quan